Người bệnh ung thư cần kiêng hoàn toàn thịt đỏ

GS.TS Nguyễn Bá Đức, phó chủ tịch Hội Ưng thư Việt Nam, cho biết việc người bệnh ung thư nghe theo đồn thổi, ăn uống thiếu dưỡng chất rất nguy hiểm và phản khoa học, đi ngược lại với kiến thức y học tiên tiến hiện nay.

Thiếu dưỡng chất dễ tử vong


Theo GS Nguyễn Bá Đức, trong các y văn điều trị ung thư từ trước đến nay chưa có thông tin nào khẳng định quan điểm này mặc dù có nghiên cứu về thịt đỏ, đặc biệt thịt chế biến sẵn là nguyên nhân gây ung thư.

Bằng các chứng minh về dịch tễ học và thực nghiệm, người ta đã chứng minh được chế độ ăn có liên quan tới 30 - 40% ung thư ở nam và tới 60% ung thư ở nữ.

Tuy nhiên, bản thân thực phẩm không gây ung thư nhưng các chất bảo quản thực phẩm, các chất trung gian chuyển hóa và các chất sinh ra từ nấm mốc là nguyên nhân dẫn tới ung thư.

Đặc biệt, ngày nay người ta còn thấy sự mất cân bằng các thành phần trong chế độ ăn, nhiều chất béo quá làm tăng ung thư.

Do vậy, nếu kiêng cữ, làm mất cân bằng sẽ là nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân ung thư sức khỏe yếu, sức đề kháng kém, nếu không được ăn uống đầy đủ sẽ càng yếu hơn, sức đề kháng giảm sút làm cơ sở để khối u phát triển.

Thực tế, có tới 90% bệnh nhân ung thư chết do suy kiệt. Vì vậy, người dân chớ nên tin theo.
 

Chỉ nên ăn thịt khoảng 70 gam/ngày


GS.TS Nguyễn Bá Đức nhấn mạnh việc bệnh nhân ung thư vú kiêng hoàn toàn thịt đỏ là hoàn toàn không đúng. Bởi các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê; tôm, cua, hải sản... là nguồn bổ sung dinh dưỡng quý báu: sắt, kẽm, selenium, các vi chất hữu cơ, nhiều vitamin B6, B12, D và omega 3.

Đặc biệt, nó cung cấp cho cơ thể một lượng acid amin đủ để cấu tạo nên những protein trong cơ thể, nhất là các acid amin thiết yếu mà cơ thể không tự tạo ra được.

Hơn nữa, ngay trong bản thân thịt lại chứa nhiều chất góp phần phòng chống ung thư bao gồm kẽm, vitamin B6, B12, D, calcium, folate và selenium.

Vì vậy, phòng chữa ung thư là chế độ ăn đa dạng, không phải là chế độ ăn không có thịt hoặc kiêng thịt đỏ. Cái chính là lượng thịt ăn vào.

Tốt nhất, nên ăn thịt đỏ dưới 500 gam/tuần và hạn chế ăn thịt chế biến sẵn. Nên ăn thịt gia cầm, cá các loại hơn là thịt đỏ. Tuyệt đối không nên bỏ thịt.

Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.

Bình thường 2/3 số bệnh nhân ung thư trước khi điều trị đã bị sụt cân và suy dinh dưỡng. Khi điều trị, phương pháp điều trị cũng gây giảm tiếp thu dinh dưỡng, trong khi nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư lại cao hơn so với người bình thường.

Chẳng hạn, người bình thường một ngày cần 25-30 kcal/kg cân nặng thì bệnh nhân ung thư cần từ 35-50 kcal/kg cân nặng, tương tự protein ở người bình thường là 0,8g/kg thì bệnh nhân ung thư là 1,5 - 2g/kg.

Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không thể nhịn ăn hoặc kiêng khem mà ngược lại, muốn khỏi bệnh phải duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt.

Ngoài việc đảm bảo đủ số lượng calo trong 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu: đạm, đường, chất béo, tinh bột, cần đảm bảo chất xơ. Tốt nhất là ăn uống theo sở thích và nhu cầu, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần

Tin cùng chuyên mục

3 món ăn để qua đêm dễ gây ung thư

3 món ăn để qua đêm dễ gây ung thư

Những món ăn như rau xanh, thực phẩm từ đậu nành, hải sản... nếu để qua đêm sẽ sinh ra nhiều độc tố, ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể gây ung thư.

[ Xem thêm ]
4 thực phẩm "kẻ thù" của ung thư được người Nhật ưa chuộng

4 thực phẩm "kẻ thù" của ung thư được người Nhật ưa...

Trà xanh, cá biển, nấm agaricus, rong nâu được người Nhật sử dụng phổ biến trong bữa ăn để phòng ngừa bệnh tật, cải thiện sức khỏe.

[ Xem thêm ]
5 cách tự nhiên giải độc cơ thể

5 cách tự nhiên giải độc cơ thể

Theo cơ chế, một cơ thể khỏe mạnh có khả năng tự giải độc, tuy nhiên, không phải tất cả chúng ta đều có cơ thể khỏe mạnh để có thể tự đào thải độc tố.

[ Xem thêm ]
5 nguyên nhân gây ung thư gan bạn cần biết

5 nguyên nhân gây ung thư gan bạn cần biết

Xơ gan, nhiễm virus viêm gan B và C, rượu bia… đều là yếu tố nguy cơ gây ung thư gan.

[ Xem thêm ]
7 dấu hiệu bất thường ở trẻ cảnh báo khối u ác tính đang phát triển

7 dấu hiệu bất thường ở trẻ cảnh báo khối u ác tính...

Bệnh về các khối u ác tính hay ung thư ở trẻ đang ngày càng phổ biến. Những dấu hiệu bất thường sau đây là cảnh báo quan trọng nhắc bạn theo dõi trẻ sát sao và khẩn trương đi khám.

[ Xem thêm ]
7 dấu hiệu cho thấy ung thư đang nhen nhóm trong cơ thể

7 dấu hiệu cho thấy ung thư đang nhen nhóm trong cơ thể

Nhiều người đánh mất cơ hội chữa khỏi ung thư vì bỏ quên những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất trên cơ thể.

[ Xem thêm ]
7 dấu hiệu tưởng vô hại báo động ung thư tinh hoàn

7 dấu hiệu tưởng vô hại báo động ung thư tinh hoàn

Nhiều dấu hiệu rất nhỏ hoặc có vẻ không liên quan nhưng thực sự là báo động đỏ về một trong các loại ung thư quý ông sợ nhất.

[ Xem thêm ]
7 thực phẩm có vị đắng nhưng rất tốt cho sức khỏe

7 thực phẩm có vị đắng nhưng rất tốt cho sức khỏe

Những thực phẩm có vị đắng thường bị nhiều người bỏ qua vì chúng rất khó ăn. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều loại thực phẩm có vị đắng rất giàu dưỡng chất, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, đái tháo đường.

[ Xem thêm ]
9 triệu chứng ung thư phổi mà tất cả phụ nữ nên để mắt tới

9 triệu chứng ung thư phổi mà tất cả phụ nữ nên để mắt

Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi nhưng cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác không liên quan đến ung thư.

[ Xem thêm ]

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn