HUYẾT HỌC

HUYẾT HỌC

Lượt xem: 1277

Xét nghiệm huyết học là một trong những xét nghiệm thường quy được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm huyết học cũng như xét nghiệm y khoa. Và xét nghiệm này được chỉ định làm cho hầu hết các bệnh nhân dù đi khám ở bất kỳ phòng khám hay bệnh viện nào.

  1. Xét nghiệm công thức máu

Xét nghiệm Công thức máu là loại xét nghiệm cơ bản đầu tiên mà bất cứ bệnh nhân nào cũng được Bác sĩ chỉ định mỗi khi gặp vấn đề về sức khỏe.

  • Số lượng bạch cầu (white blood cells: WBC) 40-10 Giga/ L
  • Số lượng hồng cầu (red blood cell count: RBC) 3,8-5,8 Tera/ L.
  • Lượng huyết sắc tố (hemoglobin: Hb) 12-16,5 g / dL.
  • Thể tích trung bình của một hồng cầu (mean corpuscular volume: MCV) 85-95 fL.
  • Lượng Hb trung bình hồng cầu (mean corpuscular hemoglobin: MCH) 26-32 pg.
  • Nồng độ Hb trung bình hồng cầu (mean corpuscular hemoglobin concentration: MCHC) 32-36 g/ dL.
  • Độ phân chia hồng cầu (red distribution width: RDW) 10-16,5%.
  • Số lượng tiểu cầu (platelet count: Plt) 150-450 Giga/L
  • Thể tích trung bình tiểu cầu (mean platelet volume: MPV) 6,5-11fL.
  • Khối tiểu cầu (plateletcrit: Pct) 0,1-0,5 %.
  • Độ phân bố tiểu cầu (platelet disrabution width: PDW) 6-18 %.
  • Số lượng bạch cầu trung tính (neurophil count hoặc neutrophils: Neut) 2-6,9 Giga/L.
  • Số lượng bạch cầu lympho (lymphocyte count hoặc lymphocytes:LYM) 0,6-3,4 Giga/L.
  • Tỷ lệ % bạch cầu trung tính (% neutrophils: NEUT%) 43-76 %.
  • Tỷ lệ % bạch cầu lympho (% lymphocytes: LYM%) 17-48%.
  • Tỷ lệ % bạch cầu mono (% monocytes: MON%) 4-8%.
  • Tỷ lệ % bạch cầu ái toan (% eosinophils: EOS%) 0,1-7%.
  • Tỷ lệ % bạch cầu ái kiềm (% basophils: BASO%) 0,1-2,5%.
  • Số lượng bạch cầu mono (monocyte count hoặc monocytes: MON#) 0,0-0,9 Giga/ L.
  • Số lượng bạch cầu ái toan (eosinophil count hoặc eosinophils: EOS#) 0,0-0,7 Giga/ L.
  1. Xét nghiệm xác định nhóm máu

Xét nghiệm nhóm máu được thực hiện như thế nào?

Về cơ bản, mẫu máu của bạn sẽ được trộn chung với nhiều mẫu huyết thanh đã được biết trước là có nhiều kháng thể khác nhau. Ví dụ, nếu huyết thanh có chứa kháng thể kháng A làm các tế bào hồng cầu trong máu của bạn ngưng kết lại với nhau, điều này có nghĩa là bạn có kháng nguyên A trên bề mặt các hồng cầu, tức là bạn có nhóm máu A. Hoặc, nếu kháng thể kháng Rhesus trong huyết tương làm cho các tế bào hồng cầu của bạn ngưng kết lại với nhau, thì trên bề mặt các tế bào hồng cầu của bạn có kháng nguyên Rhesus. Bằng cách làm một loạt các xét nghiệm, kỹ thuật viên có thể xác định các kháng nguyên trên bề mặt các tế bào hồng cầu, nghĩa là có thể xác định nhóm máu của bạn.

Truyền máu và phản ứng chéo (Blood transfusions and cross-matching)

Nếu bạn phải truyền máu, điều quan trọng sống còn là máu bạn nhận được phải phù hợp (tương thích) với riêng bạn. Ví dụ, nếu bạn thuộc nhóm máu B + nhận máu từ một người thuộc nhóm máu A +, các kháng thể kháng A trong huyết tương của bạn sẽ tấn công các tế bào hồng cầu của máu bạn nhận được. Điều này làm cho các tế bào hồng cầu của máu bạn nhận được ngưng kết lại với nhau. Điều này có thể gây ra một phản ứng nghiêm trọng hoặc gây tử vong cho cơ thể của bạn.

Nhóm máu và thai kỳ

Xét nghiệm nhóm máu luôn được thực hiện ở phụ nữ mang thai. Nếu người mẹ có Rhesus âm và thai nhi có Rhesus dương (được di truyền từ người cha có Rhesus dương), hệ thống miễn dịch của người mẹ có thể sản xuất kháng thể kháng Rhesus. Những kháng thể này có thể tấn công và tiêu diệt các tế bào máu của em bé. Điều này hiếm khi gây vấn đề trong lần mang thai đầu tiên. Tuy nhiên, nếu không điều trị, điều này có thể gây một vấn đề nghiêm trọng trong lần mang thai sau, khi hệ thống miễn dịch của người mẹ đã ‘nhạy cảm’ sau lần mang thai đầu tiên.

  1. Kỹ thuật xét nghiệm TS, TC

Các xét nghiệm đánh giá chức năng cầm máu

Cầm máu (Hemostasis) là một quá trình sinh lý bao gồm những phản ứng đáp ứng xảy ra sau một tổn thương mạch máu. Kết quả là tạo nên một nút cầm máu tại nơi mạch máu bị tổn thương, ngăn ngừa sự mất máu ra ngoài mạch, hàn gắn vết thương và trả lại sự lưu thông cho mạch máu.Tham gia vào quá trình cầm máu bao gồm những thành phần cơ bản là: thành mạch, tiểu cầu, các yếu tố của huyết tương.

Quá trình cầm máu bao gồm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn cầm máu ban đầu, giai đoạn đông máu, giai đoạn tiêu sợi huyết.

Những xét nghiệm thăm dò quá trình đông máu: Các xét nghiệm thăm dò quá trình đông máu đông

Thời gian đông máu: Theo dõi thời gian đông của máu toàn phần. Theo phương pháp Lee White (thời gian máu đông trong ống nghiệm ở nhiệt độ 370C) bình thường là 8- 12 phút, thời gian đông máu được coi là kéo dài khi trên 15 phút, từ 12 đến 15 phút là nghi ngờ. Thời gian prothrombin (PT): Khảo sát con đường đông máu ngoại sinh: PT chủ yếu biểu hiện hoạt tính đông máu của các yếu tố tham gia trong con đường đông máu ngoại sinh (II, V, VII, X, fibrinogen...).

  1. Xét nghiệm tốc độ máu lắng (VS)

 

Xét nghiệm máu VS là xét nghiệm máu lắng. Đây là cách thức đo độ lắng hồng cầu.  Xét nghiệm này thực hiện nhằm đo chiều cao cột hồng cầu lắng xuống (đơn vị là mm) của một thể tích máu đã được chống đông, đựng trong một ống nghiệm đặc biệt có chia vạch trong khoảng thời gian là 1h.

Mặc dù đây là một xét nghiệm mang tính thường quy, tầm soát, nhưng lại rất cần thiết trong việc phát hiện và theo dõi bệnh Lao. VS giúp theo dõi quá trình hoại tử mô trong cơ thể, những rối loạn bệnh lí thuộc về thấp học (bệnh lí của khớp, gân, cơ vân, dây chằng ,.. và những cấu trúc liên quan).  Xét nghiệm máu VS còn có thể giúp phát hiện ra những bệnh lí mà triệu chứng lâm sàng khá mơ hồ, không rõ ràng.

 

  1. Nghiệm pháp Coombs

Nghiệm pháp Coombs là một thử nghiệm miễn dịch huyết học có vai trò quan trọng trong việc phát hiện các kháng thể không hoàn toàn có khả năng kết hợp với kháng nguyên tương ứng trên bề mặt hồng cầu nhưng không có khả năng gây ngưng kết hồng cầu.

Nếu huyết thanh chứa các kháng thể không hoàn toàn được tiếp xúc với hồng cầu đã có sẵn kháng nguyên bám trên bề mặt thì sẽ xảy ra hiện tượng kết hợp kháng nguyên – kháng thể.

Có 2 phương pháp được ứng dụng để phát hiện kháng thể không hoàn toàn:

- Coombs trực tiếp: phát hiện kháng thể đã được cảm nhiễm trên bề mặt hồng cầu (tức là kháng thể đã được gắn lên bề mặt hồng cầu)

- Coombs gián tiếp: phát hiện kháng thể không hoàn toàn lưu hành trong huyết thanh bệnh nhân.

  1. Xét nghiệm Ký sinh trùng sốt rét

Xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu là xét nghiệm rất cổ điển, cơ bản và dễ thực hiện, dễ triển khai xuống các đơn vị y tế cơ sở. Chỉ cần lấy một giọt máu đầu ngón tay bệnh nhân để làm phết máu ngoại biên (giọt dày và giọt mỏng), cố định trên lam và nhuộm giemsa để tìm ký sinh trùng dưới kính hiển vi. Tại các vùng dịch tễ sốt rét hoặc tại các bệnh viện tuyến trên, khi tiếp nhận bệnh nhân đến từ vùng dịch tễ, các bác sĩ phải cho làm ngay xét nghiệm này như một xét nghiệm cơ bản lúc nhập viện.

Xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét đã phát triển liên tục theo đà tiến bộ chung của khoa học kỹ thuật. Ngoài kỹ thuật chẩn đoán ký sinh trùng sốt rét cổ điển là soi lam máu đã nhuộm dưới kính hiển vi. Từ thập niên 80 đến nay, người ta đã phát triển kỹ thuật chẩn đoán nhanh bằng que giấy hiện vạch, có thể chẩn đoán được ký sinh trùng Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax, giá thành lại hợp lý, dễ thực hiện. Ngoài ra, để nghiên cứu về đặc tính kháng thuốc cũng như để phân biệt sốt rét tái phát hay tái nhiễm, người ta dùng kỹ thuật khuếch đại chuỗi DNA hay còn gọi là kỹ thuật PCR.

Tin cùng chuyên mục

img

VI SINH

Xét nghiệm vi sinh là các loại xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh nhiễm trùng, bằng chứng của quá trình nhiễm trùng bao gồm cả dịch bệnh. Như vậy đối tượng của các loại xét nghiệm này là các vi sinh vật gây bệnh ở trong các bệnh phẩm được thu thập từ người, môi trường sống, các loại dụng cụ, thức ăn... có khả năng liên quan đến căn nguyên nhiễm...

[ Xem thêm ]
img

SINH HÓA

Xét nghiệm sinh hóa máu (xét nghiệm máu sinh hóa) là xét nghiệm y học khá thông dụng trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh lý đồng thời đánh giá tình trạng hoạt động toàn bộ chức năng của cơ thể.

[ Xem thêm ]

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00
----------------------------------------------------------

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA NỘI TỔNG HỢP
Địa chỉ : 340A/2 ( mặt tiền ) Nguyễn Ảnh Thủ , P. Trung Mỹ Tây , Quận 12.
CSKH: Liên hệ trước khi đến khám: 089 84 99 363 , 089 8311 363.
Tư vấn: 0903 933 011 - 0934 117 009
Email: kieuphuoctho@gmail.com.  
Giờ làm việc: 16h30-20h30

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn