Bác sĩ Ngô Hà Anh cho biết, các triệu chứng báo hiệu ung thư vú thường gặp là xuất hiện khối u cứng, không đau, không đều ở vú. Tuy nhiên cũng có trường hợp có biểu hiện đau hoặc khối u mềm, tròn.
Ngoài ra, bệnh cũng có các biểu hiện khác như ngực sưng, đau núm vú dù không có khối u rõ rệt. Da ngực dày dính, núm vú tụt vào trong, tiết dịch bất thường.
Theo bác sĩ Ngô Hà Anh, phụ nữ sau 40 tuổi nên thực hiện tầm soát ung thư vú định kỳ.
Bác sĩ cho biết thêm, nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi. Từ 40 tuổi trở lên, phụ nữ nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ.
Phụ nữ dưới 40 tuổi không có nguy cơ cao bị ung thư vú. Chị em từ 40 đến 49 tuổi, việc tầm soát nên được cá thể hóa, quyết định dựa trên ý muốn của từng người. Khoảng cách giữa hai lần tầm soát thường từ 1-2 năm.
Phụ nữ từ 50 - 74 tuổi: việc tầm soát ung thư vú nên tiến hành 2 năm một lần, khi kết tầm soát trước đó xác định một số dấu hiệu gợi ý thì cần tầm soát thường xuyên hơn.
Phụ nữ trên 75 tuổi, nếu ước tính có thể sống khỏe mạnh ít nhất 10 năm nữa, việc tầm soát có thể được đề nghị 2 năm một lần.
Theo bác sĩ Hà Anh, hiện nay, có nhiều phương tiện hiện đại có thể hỗ trợ tầm soát, kiểm tra nguy cơ mắc ung thư vú. Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp.
Phụ nữ dưới 40 tuổi không có nguy cơ cao bị ung thư vú.
Chụp nhũ ảnh là một trong những phương pháp tiên tiến về tầm soát. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể bỏ sót 20% các trường hợp ung thư vú. Hiện nay, nhiều cơ sở y tế đang sử dụng phương pháp chụp nhũ ảnh kỹ thuật số.
Kỹ thuật này có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp cũ như độ nhạy cao và phơi nhiễm với tia X ít hơn. Bác sĩ cũng lưu ý, chị em không nên chụp trong thời điểm có kinh vì sẽ đau, độ nhạy thấp hơn.
Để ngăn ngừa bệnh, chị em hình thành thói quen tập luyện thể dục đều đặn, xây dựng chế độ ăn uống hợp lí giàu rau, củ quả, cá... Ngoài ra, bạn duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) sau mãn kinh ở mức 22,9 và nên cắt hai buồng trứng trước 35 tuổi.