Xạ trị có thể được sử dụng trước hoặc sau các phương pháp điều trị khác, tùy theo phác đồ trị liệu hiệu quả hơn. Ví dụ, xạ trị có thể được dùng để khiến khối u co lại một phần trước khi hóa trị, hoặc nó cũng được sử dụng để điều trị những phần khối u còn sót lại sau phẫu thuật.
Hầu hết các phương pháp xạ trị hiện nay sử dụng tia X mang năng lượng cao để bắn phá các khối u. Một số phương pháp khác sẽ sử dụng tia gamma, chùm electron hoặc proton. Một số hạt vật chất có khối lượng nặng cũng có thể được sử dụng.
Bởi tia X mang năng lượng rất cao, nó có khả năng xuyên vào trong cơ thể bệnh nhân. Khi gặp các tế bào của khối u, tia X tạo tương tác phá hủy DNA và hạn chế khả năng nhân lên của chúng sau này.
Nhưng xạ trị có một nhược điểm, tia X không có khả năng phân biệt giữa các tế bào ung thư và khỏe mạnh, khiến ngay cả các mô bình thường khi tiếp xúc với tia X cũng bị thiệt hại.
Mô tế bào lành tính bị tổn thương dẫn đến các triệu chứng được gọi là tác dụng phụ. Nhẹ thì người bệnh sẽ mệt mỏi. Trong một số ít trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ phải nằm viện hoặc thậm chí tử vong.
Cân nhắc liều lượng bức xạ là một cách cân bằng tốt giữa hiệu quả điều trị và tác dụng phụ. Một cách phổ biến hiện nay mà các bác sĩ sử dụng để cải thiện tỷ lệ lợi/hại là bắn nhiều chùm tia tới khối u từ các hướng khác nhau. Nếu các tia đan cài vào lên nhau, chúng có thể tối ưu tác động đến khối u trong khi giảm thiểu thiệt hại cho các mô khỏe mạnh.
rong suốt quá trình xạ trị, bệnh nhân sẽ không cảm nhận được chùm tia
Quy trình xạ trị
Một đội ngũ các y bác sĩ được đào tạo bài bản sẽ cùng nhau phối hợp để cung cấp cho bạn sự chăm sóc tốt nhất. Đội ngũ này thường bao gồm.Bác sĩ ung thư chuyên về xạ trị
Là bác sĩ có chuyên môn về điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị. Họ sẽ là người theo dõi, giám sát quá trình điều trị và cùng phối hợp với các thành viên khác để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất.
Điều dưỡng chuyên về xạ trịLà điều dưỡng có chuyên môn chăm sóc các bệnh nhân xạ trị. Vai trò của họ là:
- Trả lời các câu hỏi liên quan đến quá trình điều trị.
- Theo dõi sức khỏe bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị
- Giúp bạn vượt qua những tác dụng phụ của xạ trị (nếu có)
Chuyên gia vật lí về xạ trịLà người có chuyên môn về thiết bị xạ trị.
Chuyên gia về liều điều trịLà người giúp tính toán, đưa ra liều điều trị phù hợp và đúng đắn nhất.
Kỹ thuật viên xạ trịLà người vận hành các thiết bị xạ trị.
Các thành viên khácLà những người có thể giúp bạn chăm sóc thêm về thể chất, tinh thần hoặc các nhu cầu khác trong quá trình điều trị. Họ có thể là:
- Chuyên gia về dinh dưỡng
- Chuyên gia vật lí trị liệu
- Nha sĩ
- Các tình nguyện viên chăm sóc sức khỏe
Gặp bác sĩ ung thư chuyên về xạ trịBác sĩ sẽ xem lại toàn bộ bệnh án, thăm khám và chỉ định xét nghiệm. Thêm đó, họ cũng sẽ chỉ ra toàn bộ lợi ích và nguy cơ của xạ trị. Đây là cơ hội cho bạn để hỏi tất cả các thắc mắc nếu có.
Kí đơn đồng ý điều trị xạ trịNếu bạn quyết định chọn phương pháp xạ trị, bạn cần phải kí vào đơn Đồng ý Điều trị. Kí vào đơn này có nghĩa là:
- Đội ngũ bác sĩ đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về phương pháp điều trị.
- Bạn chọn điều trị bằng phương pháp xạ trị.
- Bạn cho phép đội ngũ điều trị thực hiện phương pháp này trong quá trình điều trị cho bạn.
- Bạn hiểu trong hoặc sau quá trình điều trị có thể nhận những kết quả không mong muốn.
Mô phỏng và lập kế hoạch điều trịBước đầu tiên của quá trình điều trị là mô phỏng, ở bước này chưa tiến hành xạ trị. Bác sĩ sẽ dùng các kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh để xác định vị trí khối u như:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp X-quang
Tùy vào bộ phận bị bệnh, bác sĩ có thể đánh dấu một vài điểm trên da của bạn để tia chụp đi qua đúng vị trí của khối u.
Xạ trị hiện nay có khá nhiều tác dụng phụ, các nhà khoa học vẫn đang làm việc để khắc phục chúng
Để vị trí hay tư thế của bạn được cố định trong quá trình xạ trị, bác sĩ có thể dùng:
- Một chút băng dính
- Bọt xốp (đệm mút) mềm
- Gối
- Khuôn nằm, cố định chân tay.
- Khuôn nhựa
Nếu xạ trị vùng đầu cổ, bạn có thể cần dùng thêm mặt nạ nhiệt. Chiếc mặt nạ nhiệt này được thiết kế vừa với khuôn mặt, có tác dụng bảo vệ mặt bạn và giữ cố định đầu bạn.
Các bác sĩ rất quan tâm và muốn bạn được thoải mái nhất. Hãy cho họ biết tư thế mà bạn thấy thoải mái và hiệu quả nhất hoặc nếu bạn thấy lo lắng, sợ hãi khi phải sử dụng hay nằm trong các thiết bị cố định. Các bác sĩ có thể kê thuốc giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn.
Sau khi khu trú vùng ung thư, các bác sĩ sẽ xem lại toàn bộ thông tin và lên kế hoạch điều trị cho bạn.
Quá trình xạ trị xạ trị ngoàiPhương pháp dùng dòng tia chiếu từ bên ngoài, chiếu tia xạ từ máy qua cơ thể. Mỗi lần chiếu kéo dài khoảng 15 phút, nhanh và không đau đớn. Thông thường mỗi bệnh nhân trải qua 5 lần chiếu xạ mỗi tuần (thứ 2 đến thứ sáu). Quá trình này kéo dài trong 3 đến 9 tuần.
Đích xạ trị chỉ là vùng khối u tuy nhiên vùng mô lành lân cận khối u cũng có thể bị ảnh hưởng. Khoảng cách 2 ngày giãn nghỉ dừng điều trị giữa các tuần giúp cơ thể có thời gian làm lành các tổn thương.
Xạ trị ngoài vùng ngực
Xạ trị trong hay còn gọi xạ trị áp sátPhương pháp này bao gồm việc cắm hay đặt một lượng chất phóng xạ vào vùng ung thư, có thể tạm thời hoặc lâu dài. Thông thường bạn sẽ trải qua các quá trình điều trị giống nhau lặp lại trong vài ngày hoặc vài tuần khiến bạn phải nằm viện một thời gian. Ngoài ra, bạn cũng có thể cần gây mê để giảm đau khi tiêm/truyền chất phóng xạ vào cơ thể. Phần lớn các bệnh nhân ít hoặc không cảm thấy khó chịu trong điều trị, tuy nhiên cũng có người cảm thấy mệt mỏi, không có sức lực hoặc buồn nôn do gây mê.
Bạn cần phải cẩn thận để tránh gây nhiễm phóng xạ cho người khác cho đến khi:
- Chất phóng xạ cấy lâu dài mất tính phóng xạ.
- Chất phóng xạ cấy tạm thời được loại bỏ.
Đánh giá kết quả hàng tuầnBác sĩ sẽ đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị tối thiểu 1 tuần 1 lần. Nếu cần, họ sẽ điều chỉnh kế hoạch điều trị cho bạn.
Tự chăm sóc bản thân
Trong điều trị, nhiều người có thể:
- Cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
- Kích ứng da vùng chiếu xạ
- Ưu tư, lo lắng, trầm cảm.
Có thể áp dụng các cách sau để chăm sóc bạn tốt hơn:
- Nghỉ ngơi nhiều.
- Ăn đầy đủ dinh dưỡng.
- Tìm kiếm hỗ trợ tinh thần.
- Chăm sóc vùng da tổn thương với sản phẩm mà nhóm chăm sóc khuyên dùng (có thể hỏi thêm bác sĩ da liễu).
- Hạn chế đi nắng.
Sau điều trịKhi kết thúc điều trị, bạn cần lên kế hoạch theo dõi sau xạ trị với bác sĩ để:
- Theo dõi quá trình hồi phục
- Theo dõi tác dụng phụ của điều trị (có thể không xảy ra ngay sau đó)
Khi cơ thể hồi phục, bạn cần thăm khám theo dõi ít thường xuyên hơn.
Yêu cầu bác sĩ cung cấp cho bạn một bản thông tin quá trình điều trị của bạn. Đây là tài liệu hữu ích cho việc chăm sóc sức khỏe lâu dài của bạn.