Đau thắt lưng là một vấn đề rất phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường khiến người bệnh không thoải mái và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Điều trị đau thắt lưng được chia ra 2 nhóm là đau cấp và đau mạn tính.
Đau cấp: Thường điều trị bằng các thuốc giảm đau N’SAID (thuốc giảm đau không có steroid) kết hợp với thuốc giãn cơ trơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc còn phải dựa trên một vài tình trạng thực tế của bệnh nhân.
Ví dụ: Có bệnh tim do xơ vữa mạch, không nên chọn nhóm thuốc giảm đau COX2; viêm gan thì nên thận trọng khi sử dụng paracetamol, suy thận phải lựa chọn thuốc không đào thải qua thận; viêm loét dạ dày phải phối hợp với thuốc bảo vệ dạ dày…
Đau mạn tính: Việc lựa chọn thuốc giảm đau phải theo hướng có tác dụng tới thần kinh như Gabapentin, Amitriptyline… Nhưng cũng phải phù hợp tình trạng chung của bệnh nhân giống như trên.
Do đó, việc lựa chọn thuốc nào để điều trị nên phải có khám bệnh và tư vấn của bác sĩ hoặc tư vấn của dược sĩ. Chúng tôi không thể đưa ra lời khuyên dùng thuốc chữa đau cho mọi người bị đau thắt lưng.
̵ Đau thắt lưng phải đến bệnh viện khám khi:
+ Đau cấp, vận động vùng lưng đau tăng hoặc khó vận động.
+ Đau kéo dài, điều trị bằng các thuốc giảm đau thông thường không khỏi.
+ Đau từ thắt lưng lan xuống vùng mông, chân, có thể có cảm giác tê đi kèm. Đau tăng lên khi đi hoặc ngồi lâu.
+ Đau kèm theo các triệu chứng khác như sốt, đi tiểu buốt, tiểu nóng, đau về đêm gần sáng (do nghĩ đến đau do viêm dường tiết niệu, sỏi niệu quản gây ứ nước tiểu).
̵ Đau thắt lưng có thể tự điều trị tại nhà:
+ Đau cấp nhưng ít ảnh hưởng tới vận động và đau không lan.
+ Đau sau khi đi lại đường xa, sau một ngày đột xuất phải đứng lâu, ngồi lâu mà mức độ đau không dữ dội.
+ Đau bụng kinh đã có trải qua nhiều lần.