Chuyên khoa

CHỬA Ở VẾT MỔ NGUY HIỂM NHƯ NÀO?

1. KHÁI NIỆM

Chửa ở vết mổ là một dạng thai ngoài tử cung do thai làm tổ ở vết sẹo mổ trên cơ tử cung. Đây là dạng bệnh lý hiếm gặp nhất của thai ngoài tử cung và thường gây ra hậu quả sẩy thai sớm, rau cài răng lược, vỡ tử cung.

Chửa tại vết mổ đẻ cũ là tình trạng trứng làm tổ tại vị trí gần vết mổ đẻ cũ. Theo thời gian, khi bào thai phát triển, nó có thể gây chèn ép đến vết mổ cũ gây bung vết mổ dẫn đến vỡ tử cung, nguy hiểm đến tính mạng cho người phụ nữ.

2.CHẨN ĐOÁN:

Lâm sàng:

  • Chậm kinh
  • Ra máu âm đạo bất thường
  • Đau bụng lâm râm

Cn lâm sàng:

Siêu âm:

  • Buồng tử cung trống, không có túi ối trong buồng tử cung
  • Tim thai nằm ở thành trước đoạn eo tử cung có cơ tử cung phân cách giữa túi thai với bang quang
  • Có sự phân bố mạch máu quanh túi thai khi kết hợp siêu âm Doppler cho thấy gia tăng mạch máu quanh túi thai
  • Mất hay thiếu lớp cơ bình thường giữa bang quang và túi thai

Chẩn đoán phân biệt:

  • Thai ở đoạn eo tử cung
  • Sẩy thai đang tiến triển
  • U nguyên bào nuôi

Chửa tại vết mổ cũ được liệt kê vào danh sách các biến chứng thai sản nguy hiểm. Bệnh hiếm khi gặp, chỉ 1% phụ nữ gặp phải biến chứng này. Người bị chửa tại vết mổ cũ có thể gặp các nguy cơ thai sản nguy hiểm sau:

  • Băng huyết nếu sẩy thai tự nhiên
  • Vỡ tử cung do nhau thai đâm thủng tử cung tại vết mổ cũ
  • Bắt buộc phải cắt bỏ tử cung
  • Nguy hiểm đến tính mạng do mất máu quá nhiều nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời

Người bị chửa tại vết mổ đẻ cũ không thể giữ lại thai nhi, do trong quá trình phát triển bào thai ngày càng tăng kích thước, nguy cơ vỡ tử cung là rất cao.

3.ĐIỀU TR:

Nguyên tắc điều tr:

+ Lấy khối thai trước khi vỡ

+ Bảo tồn khả năng sinh sản

Chọn lựa các phương thức điều trị, việc điều trị thường phối hợp nhiều phương thức và được cân nhắc trên từng người bệnh

  • Huỷ thai trong túi ối
  • Lấy khối rau thai:

 + Nong và nạo: tuy nhiên có nguy cơ xuất huyết cao.

 + Phẫu thuật: mục đích để lấy khối rau thai, bảo tồn tử cung khi không đáp ứng điều trị nội và khối rau thai xâm lấn nhiều hoặc cắt tử cung khi chảy máu khó cầm hay thai đã khá to.

  • Chèn bóng ống cổ tử cung:

+ Để kiểm soát chảy máu rỉ rả sau thủ thuật hút thai

+ Sử dụng sonde Folley đặt nhẹ nhàng vào cổ tử cung rồi bơm căng bóng bằng 30ml nước muối sinh lý chèn tại chỗ trong 12h

+ Hoá trị toàn thân :thường để điều trị hỗ trợ

+ Mục đích giảm sự phân bố mạch máu ở khối thai và tiêu huỷ tế bào rau

+ Sử dụng Methotrexat 1 mg/kg tiêm bắp

+ Theo dõi diễn biến qua hCG và siêu âm.

+ Có thể lặp lại liều sau 1 tuần.

  • Tắc mạch máu nuôi:

+ Mục đích: chuẩn bị cho phẫu thuật hoặc kết hợp với hoá trị

+ Các phương pháp: thắt động mạch tử cung qua đường âm đạo hay thắt động mạch chậu trong.

4. TIẾN TRIN VÀ BIN CHNG:

  • Trường hợp dung hoá trị toàn than yêu cầu người bệnh ngừa thai ít nhất 3 tháng.
  • Khám lại ngay khi có biến chứng xuất huyết nhiều
  • Có thể dung thuốc ngừa thai để hạn chế sự ra máu

 

                                      Nguồn tài liệu Bộ Y Tế

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn