Kinh nguyệt chính là tình trạng phản ánh về sức khỏe sinh sản của nữ giới. Do đó, bất kỳ một biểu hiện nào phản ánh bị rối loạn kinh nguyệt cũng nên tiến hành khám phụ khoa sớm, tìm ra chính xác nguyên nhân để xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thiên chức làm mẹ về sau.
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng khi nội tiết thay đổi, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra, làm chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ kéo dài 28 - 30 ngày, một vài trường hợp đặc biệt sẽ kéo dài 21 ngày hoặc từ 30 - 35 ngày.
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Khi bị rối loạn kinh nguyệt chị em sẽ gặp những bất thường về chu kỳ kinh nguyệt như: Chu kỳ không ổn định, thay đổi số ngày hành kinh, lượng máu, màu sắc máu cũng như số ngày hành kinh so với bình thường.
Bị rối loạn kinh nguyệt do đâu?
Tình trạng bị rối loạn kinh nguyệt xảy ra ở rất nhiều người, nhưng không phải chị em nào cũng biết được nguyên nhân. Một số nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt phải kể đến như:
Do thay đổi nội tiết tố
Phụ nữ ở tuổi dậy thì, đang mang thai, cho con bú, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh,..đều ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố gây rối loạn kinh nguyệt.
Do bệnh lý
- Bị thai nghén bất thường như: Chửa ngoài tử cung, dọa sảy thai,...
- Bị tổn thương thực thể ở tử cung, buồng trứng: Polyp cổ tử cung, polyp buồng tử cung, buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư cổ tử cung,...
- Mắc các bệnh như: U tuyến yên, bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường.
- Bị nhiễm khuẩn: Viêm niêm mạc tử cung, viêm nhiễm đường sinh dục.
Do thói quen sinh hoạt
- Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cân hoặc giảm cân đột ngột.
- Bị rối loạn kinh nguyệt do thay đổi môi trường sống, thói quen sinh hoạt
- Vận động quá mức làm tăng hoặc giảm số ngày hành kinh.
- Stress, mệt mỏi, áp lực công việc, gia đình.
- Sử dụng một số loại thuốc kéo dài như: Thuốc tránh thai, thuốc trị tiểu đường, cao huyết áp.
Chẩn đoán bệnh rối loạn kinh nguyệt
Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt
Chị em có thể chủ động nhận biết được các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt thông qua:
Chu kỳ kinh thay đổi: Vào kinh dài trên 35 ngày hoặc ngắn dưới 21 ngày, thậm chí có thể không có kinh 6 tháng trở lại.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt
Thay đổi số ngày hành kinh: Số ngày hành kinh chỉ xảy ra dưới 2 ngày hoặc kéo dài lên trên 7 ngày.
Thay đổi lượng máu kinh: Trung bình, mỗi kỳ hành kinh sẽ mất 50 - 150ml máu, nhưng khi bị rối loạn kinh nguyệt lượng máu có thể ít hơn 5ml hoặc nhiều hơn 150ml.
Màu kinh: Máu kinh bình thường sẽ có màu đỏ thẫm, mùi hơi tanh, không đông. Nếu máu kinh xuất hiện có lẫn máu cục, kèm đỏ tươi, hồng nhạt, thâm đen, nâu thì đây là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.
Triệu chứng đi kèm: Đau bụng dữ dội, đau lan xuống đùi và sau lưng, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, tụt huyết áp, tức ngực, đau đầu, tiểu rắt, tiểu sốt,...
Phương pháp chẩn đoán
Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán bị rối loạn kinh nguyệt thông qua tìm hiểu tiền sử bệnh, các thông tin về chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ cũng như các triệu chứng đi kèm.
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như: Xét nghiệm Pap, xét nghiệm máu, xét nghiệm nội tiết tố, nội soi buồng tử cung, nội soi ổ bụng, siêu âm qua đường âm đạo, sinh thiết nội mạc tử cung,...Từ đó, sẽ có kết luận chính xác về nguyên nhân gây bệnh.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt hiện nay diễn ra khá phổ biến. Do đó, rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không là vấn đề được quan tâm rất nhiều? Bị rối loạn kinh nguyệt là tình trạng cho thấy vấn đề sức khỏe sinh sản đang ảnh hưởng. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ để lại rất nhiều hệ lụy:
Vô sinh - hiếm muộn: Bị rối loạn kinh nguyệt khiến bạn khó xác định được thời điểm rụng trứng, thêm viêm nhiễm phụ khoa nên việc thụ thai càng phức tạp hơn, nguy cơ vô sinh - hiếm muộn rất cao.