Nguyên nhân gây căng thẳng có thể là áp lực trong cuộc sống, từ công việc hay các vấn đề trong gia đình. Đến khi các triệu chứng viêm loét dạ dày biểu hiện thành những cơn đau, nhiều người đi khám và mới ngỡ ngàng biết mình bị bệnh.
Theo các chuyên gia tiêu hoá, khi bạn bị lo lắng, căng thẳng kéo dài… sẽ kích ứng thần kinh hình thành lượng axit quá mức trong dạ dày, khiến dạ dày bị viêm loét.
Nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày trong cuộc sống hiện đại đến từ sự căng thắng
Các triệu chứng của đau dạ dày gây căng thẳng bao gồm:
- Đau bụng;
- Ăn no sớm;
- Tiêu hóa kém, no hoặc đầy bụng trong một thời gian dài;
- Buồn nôn;
- Ợ nóng và thường xuyên ợ.
Những triệu chứng này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng tăng lên trong giai đoạn căng thẳng hoặc lo lắng. Một số triệu chứng này cũng có thể xuất hiện trong các loại viêm dạ dày khác và gây nhầm lẫn trong quá trình chẩn đoán bệnh.
Làm thế nào để giảm bớt đau dạ dày do căng thẳng?
Trong điều trị đau dạ dày do căng thẳng, bác sĩ khuyên nên sử dụng các thuốc chống axit như Naproxen hoặc làm giảm sản xuất axit trong dạ dày như Omeprazole hoặc Pantoprazole.
Tuy nhiên, không nên sử dụng liên tục các loại thuốc này, vì vậy tốt nhất nên điều trị các vấn đề cảm xúc gây ra các triệu chứng bằng liệu pháp tâm lý như thiền, chế độ ăn uống cân bằng và hoạt động thể chất thường xuyên.
Một phương thuốc tuyệt vời cho đau dạ dày là trà hoa cúc, nên uống 2 - 3 lần/ngày để kích hoạt tác dụng làm dịu. Các lựa chọn làm dịu tự nhiên khác bao gồm trà hoa valerian, hoa oải hương và hoa hướng dương.
Ảnh: tin247.com
Các thực phẩm tốt cho điều trị đau dạ dày là những thực phẩm dễ tiêu hóa và có tác dụng làm dịu, chẳng hạn như thịt nạc nấu chín hoặc nướng, cá, rau nấu chín và trái cây có vỏ. Ngay sau khi bị đau bụng, bạn nên uống nhiều nước và tiếp tục chế độ ăn uống bình thường, sử dụng gia vị tự nhiên và tránh uống sữa.
Những thực phẩm nên tránh là những thực phẩm chứa nhiều chất béo và gây kích ứng dạ dày như xúc xích, thịt xông khói, thực phẩm chiên, sô cô la, cà phê và hạt tiêu. Để ngăn ngừa các cơn viêm dạ dày tiếp theo, bạn nên ngừng hút thuốc và tránh uống đồ uống có cồn, trà nhân tạo và nước ngọt.
Các biện pháp phòng ngừa quan trọng khác là không nằm xuống ngay sau bữa ăn, tránh uống các loại nước trong bữa ăn, ăn chậm và ăn ở những nơi yên tĩnh