Tin tức

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không

Lượt xem: 627
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em có biểu hiện bệnh cảnh rất khác nhau, có thể không có triệu chứng, có thể sốt nhẹ, phát ban đến thể rất nặng gây tử vong nhanh do biến chứng như phù phổi, suy tuần hoàn, hô hấp với các biểu hiện thần kinh khác nhau.

Sau thời gian 2 – 4 ngày nhiễm bệnh trẻ sẽ có các biểu hiện sau: Bệnh thường bắt đầu với sốt 38 – 390C, kém ăn, mệt mỏi, thường đau họng; Sau 1 – 2 ngày sốt thường xuất hiện đau ở miệng, nhìn thấy các vết đỏ rộp lên có thể gây loét. Thương tổn thường thấy ở lưỡi, lợi răng và mặt trong niêm mạc má. Đồng thời xuất hiện các ban đỏ ở da, không ngứa, có thể có mụn nước khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ở mông.

Những trường hợp có biến chứng nặng về hô hấp, thần kinh phải được theo dõi và điều trị ở bệnh viện.

Đối với trẻ em thường có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể gặp biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.
benh tay chan mieng o tre em co nguy hiem khong - anh 1
Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ
Chủng virus EV71 có nguy cơ tử vong ở trẻ

Có rất nhiều virus gây tay-chân-miệng và đa phần bệnh nhân tự khỏi sau vài ngày, ngoại trừ 1 loại virus mang tên EV71.

Loại virus này có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương sẽ thể hiện một bệnh viêm màng não điển hình với biểu hiện là sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, buồn nôn, nôn ồ ạt... tệ nhất sẽ dẫn đến tử vong.

PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong số các ca mắc tay chân miệng nhập viện thì có một số trường hợp biến chứng khác hơn so với mọi năm có liên quan đến các vấn đề về nhiễm trùng thần kinh trung ương.

Trong số các virus đường ruột, EV71 và coxsackievirus A16 (CA16) là các tác nhân phổ biến gây bệnh tay chân miệng. Trong khi nhiễm CA16 thường gây bệnh nhẹ và ít gây biến chứng thần kinh. Nhiễm EV71 thường liên quan đến các biến chứng thần kinh nặng và có thễ dẫn đến tử vong vì virus này gây nhiễm và tấn công tế bào. Nhiễm virus EV71 gây biến chứng thần kinh cao gấp 5,1 lần so với nhiễm các virus đường ruột khác gây bệnh tay chân miệng. “Hiện nay tại miền Bắc, nhóm mắc tay chân miệng do virus EV, đặc biệt là EV71 không nhiều”- PGS.TS Trần Minh Điển cho biết.

Làm thế nào để biết tình trạng trẻ đã trở nên nghiêm trọng?

- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

- Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng một loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen.

- Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Còn ở tay, chân khi vỡ ra nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ thì rất có thể bị bội nhiễm vi khuẩn gây mưng mủ và làm cho bệnh phức tạp thêm.

Chăm sóc trẻ bị tay-chân-miệng

Chăm sóc trẻ bị tay-chân-miệng cần nhất là kiên trì vì bé sẽ không muốn ăn uống, lừ đừ mệt mỏi. Cho bé ăn những thứ bé thích ăn, kích thích bé muốn ăn và bổ sung vitamine C qua nước uống cam, chanh, kiwi...

Khi ăn đừng xài thìa, nĩa cứng - chọt vào bọng nước sẽ gây tổn thương cho trẻ.

Đối với trẻ còn bú thì cần chú ý vệ sinh núm vú, có thể tăng số lần bú trong ngày vì mỗi lần trẻ bú không được nhiều.

Bệnh này chả có gì phải kiêng khem. Sau khi ăn, nên súc miệng trẻ thật sạch và nhịn hoàn toàn trong 3-4 giờ sau mới cho ăn uống trở lại.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống như ăn chín, uống chín. Vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, tốt nhất là ngâm tráng nước sôi, đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.

- Không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Tin cùng chuyên mục

Khám sức khỏe định kỳ tại Viện Kiểm Sát

Khám sức khỏe định kỳ tại Viện Kiểm Sát

Khám sức khỏe định Kỳ tại hệ thống Trường Việt Mỹ VASS khám vào sáng 05/10/2018 tại hội trường của trường VASS. 

[ Xem thêm ]
Khám sức khỏe định kỳ tại hệ thống trường Việt Mỹ Vass

Khám sức khỏe định kỳ tại hệ thống trường Việt Mỹ Vass

Với kinh nghiệm 13 năm đào tạo song ngữ ở tất cả các cấp học từ Mẫu Giáo, Tiểu học và Trung học, trong nhiều năm qua, VASS đã liên tục được Sở Giáo dục & Đào tạo Tp. Hồ Chí Minh  khen thưởng thành tích tốt trong việc dạy và học, là...

[ Xem thêm ]
Khám sức khỏe cty Mercedes-Benz Việt Nam Haxaco

Khám sức khỏe cty Mercedes-Benz Việt Nam Haxaco

Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) và nhà phân phối ủy quyền Haxaco đã chính thức giới thiệu Trung tâm Kinh doanh xe Mercedes-Benz và Dịch vụ Hậu mãi Haxaco Võ Văn Kiệt 

[ Xem thêm ]
Dấu hiệu thường gặp khi nhiễm Sán Chó

Dấu hiệu thường gặp khi nhiễm Sán Chó

Bệnh sán chó xảy ra ở người khi nhiễm phải ấu trùng giun đũa ở mèo hoặc chó. Do không nắm rõ dấu hiệu nhiễm sán chó nên nhiều người không phát hiện mình bị mắc bệnh để điều trị sớm nên gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Hiểu về sán dải chó

[ Xem thêm ]
Tổng hợp các đánh giá của khách hàng trong tuần cuối tháng 11/2022

Tổng hợp các đánh giá của khách hàng trong tuần cuối...

Tổng hợp những đánh giá của khác hàng trong tuần cuối tháng 11/2022

[ Xem thêm ]
Thiếu vitamin D khiến bạn béo phì

Thiếu vitamin D khiến bạn béo phì

Mới đây, các nhà nghiên cứu công bố kết quả cho thấy, nếu phụ nữ thiếu chất dinh dưỡng quan trọng này sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì. Đó chính là việc thiếu Vitamin D đây có thể là nguyên nhân dẫn đến bạn béo mà...

[ Xem thêm ]
Vì sao khó chịu, mệt mỏi khi thức giấc buổi sáng?

Vì sao khó chịu, mệt mỏi khi thức giấc buổi sáng?

Để tái tạo năng lượng sau một ngày làm việc vất vả, không gì tốt hơn là bạn cần một giấc ngủ thật đủ và sâu. Tuy nhiên, một số thói quen dưới đây có thể ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ mà lại bạn vô tình không biết.

[ Xem thêm ]
Cách ăn biến quả trứng thành "thần dược" hoặc "độc dược"?

Cách ăn biến quả trứng thành "thần dược" hoặc "độc...

Trước nhiều nghiên cứu trái chiều, đa phần các nhà khoa học không tham gia 2 nghiên cứu trên cho rằng nên ăn trứng điều độ và quan tâm đến các món khác mà bạn hay ăn ngoài trứng vì lợi hay hại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

[ Xem thêm ]
Những khác thường "báo động" bệnh lạ xuất hiện ở

Những khác thường "báo động" bệnh lạ xuất hiện ở 'núi...

Vùng ngực luôn là khu vực rất nhạy cảm của hội con gái và có thể ngầm cảnh báo một vài vấn đề sức khỏe xấu. Hãy bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe ở vùng "núi đôi" của mình và chú ý khi thấy xuất hiện một vài...

[ Xem thêm ]

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn