Chuyên khoa

BỆNH GIUN LƯƠN – NGUY HIỂM KHÔN LƯỜNG NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC

BỆNH GIUN LƯƠN – NGUY HIỂM KHÔN LƯỜNG NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC

 

 

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 75 triệu người mắc giun lươn, bệnh phát triển mạnh ở những nơi có thời tiết nóng ẩm, điều kiện vệ sinh kém, vùng lưu hành nhiều nhất là Đông Nam Á, Mỹ Latinh, châu Phi. Riêng ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm và tái nhiễm giun lươn ở mức khá cao, chiếm tới 1-2% dân số. Giun lươn là một loại ký sinh trùng nguy hiểm nhất trong số các loại ký sinh trùng đường ruột. Chúng có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng con người. Vì vậy, hiểu rõ được bệnh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng và điều trị giun lươn hiệu quả.

I. Bệnh nhiễm giun lươn là gì?

Bệnh nhiễm giun lươn là bệnh do một loại giun tròn có tên khoa học là Strongyloides stercoralis gây ra. Đây là một loại ký sinh trùng đường ruột nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường ruột. Chúng xâm nhập vào cơ thể  bằng cách chui qua da, đi theo đường tĩnh mạch chạy lên tim, qua phổi tới khí quản, hầu, sau đó di chuyển xuống thực quản và ruột để sinh trưởng thành giun trưởng thành.

II. Cơ chế lây nhiễm của bệnh giun lươn như thế nào?

Giun lươn tồn tại trong cơ thể người hoặc ngoài môi trường với ba dạng: giun trưởng thành, trứng và ấu trùng.  Giun trưởng thành thường ký sinh ở niêm mạc ruột và đẻ trứng tại đây. Trứng giun lươn phát triển thành ấu trùng dạng tự do và bị đào thải ra ngoài qua phân. Khi ra ngoài, một số ấu trùng lại tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành và đẻ trứng trong đất. Các ấu trùng này khi xâm nhập được vào cơ thể người sẽ tiếp tục ký sinh trong cơ thể người và gây bệnh.

 

III. Người bị nhiễm giun lươn có biểu hiện gì?

Nhiễm giun lươn có 3 nhóm biểu hiện chính:

- Nhóm nhiễm giun nhưng không có biểu hiện gì cả: nhóm này chiếm đa số trong số người mắc bệnh giun lươn.

- Nhóm có biểu hiện tổn thương ở đường tiêu hóa và da:

Hệ tiêu hóa: đau bụng, đau vùng trên rốn, tiêu chảy từng đợt, tiêu phân mỡ, phân hôi tanh, ngứa hậu môn,…

♦ Da: ngứa, da sẩn đỏ, mề đay, nổi ban từng đám. Nếu nhiễm giun nặng sẽ xuất hiện hội chứng ấu trùng di chuyển ngoài da tạo ra những đường đỏ, chạy ngoằn ngèo dưới da, ban xuất huyết, chấm xuất huyết.

- Nhóm nhiễm nhiều cơ quan trong cơ thể: thường hay gặp ở những người có tình trạng miễn dịch cơ thể suy yếu như: đái tháo đường, suy dinh dưỡng, dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, thuốc điều trị ung thư, bệnh nhân bị ung thư, nhiễm HIV...

♦ Hô hấp: gây viêm phổi, xuất huyết phổi, suy hô hấp. 

♦ Thần kinh: đây là một trong những tổn thương nặng nề nhất, nguy hiểm nhất và gây tử vong nhiều nhất của bệnh nhiễm giun lươn. Các bệnh cảnh có thể gặp là viêm màng não, viêm não, áp xe não, động kinh, rối loạn tri giác...

♦ Cơ quan khác: phì đại hạch, viêm tụy, suy gan, suy thận, đau khớp, viêm khớp, đau cơ, phù toàn thân...

IV. Bệnh giun lươn có nguy hiểm không?

Bệnh nhiễm giun lươn rất nguy hiểm và nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời giun lươn sẽ chuyển đến các cơ quan, phủ tạng gây bệnh, cụ thể:

♦ Vào hệ thống tuần hoàn: sự di chuyển tự do của Giun lươn và ấu trùng trong cơ thể kéo theo việc bội nhiễm vi khuẩn gây nên nhiễm trùng huyết. Biến chứng của viêm da là một trong những nguyên nhân gây biến chứng này;

♦ Vào hệ thống tiêu hóa: Giun lươn sống trong thành ruột đẻ trứng ở đó gây biến chứng viêm ruột, tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, tắc nghẽn đường mật;

 Vào hệ thống thần kinh: ấu trùng Giun lươn xuyên qua thành ruột, theo máu đi thẳng lên hệ thống thần kinh trung ương gây viêm não, màng não, áp-xe não và xuất huyết não… Đây là tổn thương nặng nề, nguy hiểm và tử vong nhiều nhất.

V. Điều trị bệnh giun lươn như thế nào?

Do giun lươn có thể sinh sản trong cơ thể người nên việc điều trị cần thực hiện đúng liệu trình và đầy đủ cho đến khi loại trừ hết. Bệnh nhân điều trị thuốc ức chế miễn dịch phải được xét nghiệm tìm giun lươn trước và tuân theo nguyên tắc ưu tiên điều trị tác nhân gây bệnh kết hợp với điều trị viêm da, giảm ngứa.

Khi nhiễm đồng thời giun lươn và giun đũa, hoặc giun móc (hiện tượng rất hay xảy ra), điều trị loại trừ giun đũa và giun móc trước, sau đó đến giun lươn. Đối với một số bệnh nhân xét nghiệm ấu trùng giun lươn âm tính, một liệu trình điều trị ivermectin theo kinh nghiệm có thể được chỉ định.

VI. Làm soa để phòng ngừa bệnh nhiễm giun lươn?

Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên lưu ý các vấn đề sau đây để hạn chế sự nhiễm bệnh, tái nhiễm và lây lan trong cộng đồng:

Vệ sinh môi trường: Quản lý tốt phân, nước, rác.

♦ Vệ sinh cá nhân, không phóng uế bừa bãi.

♦ Những người thường hay tiếp xúc với đất nên mang găng tay, đi giày dép, đi ủng.

♦ Nên chủ động khám, xét nghiệm định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.

♦ Nâng cao sức đề kháng cơ thể, ăn nhiều rau, trái cây tươi, luyện tập thể thao hàng ngày để bảo vệ và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tránh tình trạng suy giảm miễn dịch làm bùng phát bệnh giun lươn lan tỏa.

VII. Điêu trị bệnh nhiễm giun lươn ở đâu?

Những người có các biểu hiện triệu chứng nghi ngờ nhiễm giun lươn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng bệnh và điều trị đúng cách, hạn chế biến chứng. PHÒNG KHÁM HOÀNG MỸ SÀI GÒN là phòng khám chuyên điều trị các bệnh do nhiễm giun sán gây ra, với đội ngũ bác sĩ rất có kinh nghiệm về ngành ký sinh trùng cùng với phòng xét nghiệm sinh hóa huyết học vi sinh Đạt Chuẩn An Toàn Sinh Học Cấp II – sẽ giúp điều trị khỏi bệnh ngứa và bệnh  nhiễm giun sán đem đến sự hài lòng cho quý bệnh nhân.

 

 

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn