Tại sao bị mụn bọc và mụn trứng cá lại dễ để lại sẹo
Có lẽ các bạn cũng biết, mụn có rất nhiều loại. Ngoài mụn bọc (mụn viêm mủ), mụn trứng cá thì còn có mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn sợi dài, mụn cám…nhưng tỉ lệ nguy cơ để lại sẹo sau khi mắc phải mụn bọc và mụn trứng cá là 70 – 80%.
Tại sao lại như vậy. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, mụn bọc và mụn trứng cá mọc chủ yếu ở giai đoạn 15 – 40 tuổi, thường xuất hiện khi cơ thể trải qua giai đoạn có sự thay đổi nội tiết. Mụn bọc và mụn trứng cá có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Chúng cũng có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên mặt chứ không giống như mụn đầu đen, mụn cám, mụn ẩn dưới da thường chỉ tập trung mọc ở cằm và mũi.
Khi bị mụn, tình trạng viêm càng nặng thì khả năng để lại các loại sẹo càng cao. Mụn bọc, mụn trứng cá có chân mụn nằm sâu dưới chân lông, nên chúng thường phải mất rất nhiều thời gian lành sau khi lấy nhân mụn, thời gian để làm lành càng lâu đồng nghĩa với nguy cơ để lại các loại sẹo cũng cao hơn. Trong khi những loại mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn cám thường ít gây sẹo vì tình trạng này chỉ diễn ra trên lớp thượng bì, không làm tổn thương mô da.
Cơ chế hình thành các loại sẹo khi da bị mụn
Sẹo – chỉ xuất hiện khi da bị tổn thương. Sẹo là một phần rất tự nhiên trong quá trình liền da của cơ thể. Bạn có thể hình dung cơ chế hình thành sẹo khi da bị mụn như sau:
- Khi da bị mụn nghĩa là da đang bị tổn thương. Đặc biệt là sau khi nặn mụn, vùng da xung quanh càng tổn thương nặng nề hơn. Khi đó, cơ thể sẽ tự sản sinh ra các mô tế bào và collagen để tự chữa lành vết thương.
- Trường hợp cơ thể sản xuất quá nhiều collagen => các mô sẽ tạo thành sẹo lồi.
- Nếu cơ thể bị thiếu hụt collagen trong giai đoạn bị mụn => tại vị trí vết thương sẽ hình thành sẹo lõm.
- Trường hợp các tế bào da vừa mới hình thành đã ngay lập tức gặp phải một tổn thương mới, hoặc chủ nhân bảo vệ vùng da non nớt mới tạo đó không tốt => nguy cơ thành sẹo thâm là 99%.
Dựa trên cơ sở hình thành các loại sẹo như trên, có thể khẳng định, khi da bị mụn, nếu không chăm sóc đúng cách bạn sẽ phải đối mặt với 3 loại sẹo đó là: sẹo thâm, sẹo lõm, sẹo lồi.
Đặc điểm của sẹo lồi
- Sẹo lồi trông giống như một khối u cục trên da. Bao gồm phân thùy và các mô đặc. Sẹo lồi có xu hướng lan rộng theo thời gian, không có trường hợp sẹo lồi thoái triển tự nhiên.
- Sẹo lồi thường có khuynh hướng mọc ở phần nửa trên cơ thể như ngực, lưng trên, mặt, đầu, cổ, dái tai…Do đó, khi bị mụn bọc và mụn trứng cá ở những vùng này, các bạn cần đặc biệt lưu ý. Trên thực tế, yếu tố cơ địa cũng quyết định khá nhiều trong sự hình thành các loại sẹo – nhất là sẹo lồi.
- Vì sẹo lồi hình thành do sự phát triển quá mức của collagen nên thường gây ngứa và tạo cảm giác da bị co kéo.
- Sẹo lồi một khi đã mọc thì rất khó chữa. Hiện có một số phương pháp ức chế sự phát triển của sẹo lồi như phẫu thuật cắt sẹo, tiêm thuốc trị sẹo…Những phương pháp này không loại bỏ sẹo được hoàn toàn và khá tốn kém. Do đó, khi bị mụn bạn cần tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân cũng như những cách làm hạn chế tối đa sự hình thành loại sẹo đáng ghét này.
Biểu hiện của sẹo lõm
Seọ lõm do nặn mụn trứng cá, mụn bọc là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Chính việc nặn mụn vô tội vạ và sai kỹ thuật là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng da, phá huỷ cấu trúc da, khiến các bó sợi collagen và eslatin bị đứt gãy đến nỗi không tái tạo được. Dẫn đến hình thành các loại sẹo lõm do mụn.
Sẹo lõm thường có bề mặt dạng hình tròn, độ nông sâu có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương da. Nhưng nhìn chung, diện tích của một vết sẹo lõm thường không quá lớn – khoảng từ 2 đến 5mm.
Mật độ và vị trị mọc sẹo lõm do mụn thường không cố định, tuy nhiên, vì sẹo lõm mọc do mụn nên ta có thể suy đoán, “ở đâu mọc mụn – ở đó có sẹo lõm”.
Những vị trí lý tưởng mụn thường trú ngụ phải kế đến: má, trán, mũi. Khi mụn hết, những vị trí này tiếp tục đón những vị khách mới mang tên sẹo lõm.
So với sẹo lồi, việc điều trị sẹo lõm dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều. Sự phát triển của ngành thẩm mỹ đã cho ra đời một số công nghệ giúp điều trị sẹo lõm nhanh – hiệu quả đến 90% chỉ sau 1 liệu trình. Đó là những công nghệ như Venus Viva, CO2 Fractional…
99% sẽ bị sẹo thâm do chăm sóc da mụn sai cách
Nặn mụn liên tục, chữa mụn sai cách, không chống nắng bảo vệ da…những nguyên nhân khiến da rất dễ bị sẹo thâm.
Sẹo thâm xuất hiện nhiều nhất ở hai bên má – vị trí trung tâm của gương mặt.
Thực tế sẹo thâm do mụn trứng cá và mụn bọc để lại có rất nhiều mức độ. Ở mức độ nhẹ nhất, sẹo có thể tự mờ dần qua thời gian, hoặc chỉ cần áp dụng một số phương pháp trị sẹo thâm bằng nguyên liệu tự nhiên tại nhà cũng khỏi.
Nhưng những trường hợp bị mụn thâm nặng vì da tổn thương sâu, hoặc các loại sẹo thâm đã hình thành lâu năm không chữa thì cần phải có sự can thiệp bằng những phương pháp điều trị công nghệ cao.
Hiện điều trị sẹo thâm bằng phương pháp bắn PTP – Laser hay trị sẹo thâm bằng CO2 Fractional được nhiều người lựa chọn vì hiệu quả cao mà chi phí tương đối phải chăng.
Khi nào thì nên điều trị các loại sẹo
Sẹo lồi, sẹo thâm, hay sẹo rỗ đều không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, sự hiện diện của các loại sẹo này dù ít hay nhiều, to hay nhỏ đều ảnh hưởng lớn đến vấn đề thẩm mỹ. Nhất là với phụ nữ, việc làn da bị sẹo là “khó có thể chấp nhận được”.
Vậy nên, điều mà chúng tôi mong bạn làm được nhất không phải là tìm địa chỉ trị sẹo uy tín, mà tốt nhất bạn hãy học cách phòng ngừa sẹo, ngăn chúng không hình thành từ khi làn da bị mụn.
Còn một khi đã lỡ yêu thương sẹo, cho sẹo 1 “vị trí”, 1 hay nhiều “chỗ đứng trên làn da của mình”, thì hãy nhanh lựa chọn 1 phương pháp, 1 cơ sở thẩm mỹ uy tín để điều trị.
“Sắc đẹp nó đủ thuyết phục đôi mắt của người đàn ông mà chẳng cần nhà hùng biện”. Vậy nên – làm phụ nữ là phải ĐẸP. Hãy học, học nữa, học mãi những bí quyết chăm sóc da để luôn xinh đẹp không bao giờ phải đau đầu nghĩ cách trị các loại sẹo các bạn nhé.