Viêm nhiễm bệnh phụ khoa
Thống kinh không những chỉ đem đến cảm giác khó chịu từ cơn đau mà còn tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm các bệnh phụ khoa. Theo kết quả thống kê cho thấy, trên 1/3 chứng tăng sinh tuyến vú là do thống kinh gây ra, trong khi đó hơn phân nửa chứng viêm tử cung cũng có liên quan đến tình trạng này.
Thống kinh là biểu hiện ngoại tại từ tác dụng tương tác lẫn nhau giữa các khối tụ máu khí trong tử cung. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ còn kéo theo nhiều bệnh phụ khoa khác.
Đời sống tình dục gặp trở ngại
Phụ nữ bị thống kinh còn gặp nhiều khó khăn và phiền não trong đời sống gối chăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình. Thống kinh là biểu hiện rõ rệt nhất khi tử cung bị dị thường.
Tình trạng này còn khiến các tế bào biểu bì trong âm đạo và nội tiết tố giảm đi, gây ra chứng khô rát âm đạo. Theo thống kê, có gần 60% phụ nữ thống kinh dễ bị suy giảm ham muốn, gối chăn lạnh nhạt, đau khi quan hệ v.v…
Nguy cơ bị vô sinh
Kết quả điều tra lâm sàng cho thấy có hơn 50% số phụ nữ bị vô sinh thường có chứng thống kinh ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Vì vậy, thống kinh không chỉ đơn thuần khiến bạn khó chịu hay viêm nhiễm phụ khoa mà còn có nhiều nguy cơ tước đi cơ hội làm mẹ thiêng liêng của phụ nữ. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng dễ bị sảy thai, sinh non hoặc trẻ sinh ra yếu kém về trí tuệ.
Mất cân bằng khí huyết, dễ lão hóa
Chị em có khí sắc không tốt cũng chính là một biểu hiện của chứng thống kinh. Cụ thể là sắc mặt u ám, làn da khô ráp, dễ bị đốm đen, mụn, nám v.v… Thống kinh làm cho khí huyết trong cơ thể mất cân bằng, các gốc tự do khác thường trở nên linh hoạt hơn khiến quá trình lão hóa đến sớm hơn 5 năm so với người không bị thống kinh.
Các nguyên tắc cần nhớ để cải thiện chứng thống kinh
Rất nhiều chị em bị thống kinh là do thói quen ăn nhiều đồ cay nóng. Các món ăn này dễ làm khoang chậu bị xung huyết, gây viêm hoặc cơ tử cung co thắt quá mức dẫn đến thống kinh ngày càng nặng hơn. Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ từ những cơn đau trong ngày “đèn đỏ”, tốt nhất bạn nên ăn uống điều độ, giảm thiểu tối đa các món cay nóng.
Trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt, chị em nên kiêng đồ tươi sống và đồ lạnh vì dễ sinh ra hiện tượng “cung hàn”, làm tăng nguy cơ bị thống kinh dai dẳng, khó điều trị. Ngoài ra, trái cây có vị chua nhiều cũng cần hạn chế, hoặc tốt nhất là không ăn trong “ngày ấy”, chẳng hạn như cải chua, lựu, dâu tây, xoài, cam, chanh v.v… Các chất kích thích như cà phê, trà đậm cũng có thể khiến thống kinh nặng hơn.
Bên cạnh đó, người thường bị thống kinh có thể dùng một số nguyên liệu thiên nhiên hỗ trợ để kích hoạt khí huyết lưu thông tốt hơn, ví dụ như cây cải trời, rau mùi, cà rốt, gừng tươi v.v… Đồng thời, bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể để chống viêm nhiễm, cải thiện tình trạng thống kinh.
Thời gian bị “đèn đỏ”, chị em cũng nên nghỉ ngơi hợp lý hơn, tránh làm việc nặng, có thể tập vài động tác nhẹ nhàng để giúp các cơ dẻo dai, tinh thần thoải mái, khắc phục những cơn đau trong kỳ kinh nguyệt.