Chuyên khoa

ĐIỀU TRỊ NHỌT DỄ MÀ KHÓ

1. ĐẠI CƯƠNG

- Nhọt là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh.

 - Bệnh thường gặp về mùa hè, nam nhiều hơn nữ. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, tuy nhiên, bệnh thường gặp hơn ở trẻ em.

Các loại mụn nhọt thường gặp

  • Nhọt cụm hay nhọt chùm : Ðây là một áp xe trong da do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Nó có thể có một hoặc nhiều lổ trên bề mặt da và có thể đi kèm với sốt hoặc lạnh run.
  • Mụn bọc : Ðây là một loại áp xe được hình thành khi các ống tuyến bã bị bít tắc và nhiễm trùng. Mụn bọc thường gặp nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
  • Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ : Ðây là một bệnh mà có nhiều ổ áp xe hình thành ở nách và vùng bẹn. Những vùng này là kết quả của viêm khu trú các tuyến mồ hôi.
  • U nang lông : Ðây là một kiểu áp xe xuất hiện ở nếp gấp của mông. Nó thường hình thành sau một chuyến đi dài mà phải ngồi.

2.NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân gây bệnh là tụ cầu vàng (Staphylococcus aereus). Bình thường, khuẩn này sống ký sinh trên da, nhất là các nang lông ở các nếp gấp như rãnh mũi má, rãnh liên mông…hoặc các hốc tự nhiên như lỗ mũi. Khi nang lông bị tổn thương kết hợp với những điều kiện thuận lợi như tình trạng miễn dịch kém, suy dinh dưỡng, mắc bệnh tiểu đường…vi khuẩn sẽ phát triển và gây bệnh.

3.CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

- Ban đầu là sẩn nhỏ, màu đỏ, sưng nề, chắc, tấy đỏ ở nang lông. Sau 2 ngày đến 3 ngày, tổn thương lan rộng hóa mủ tạo thành ổ áp xe, ở giữa hình thành ngòi mủ. Đau nhức là triệu chứng cơ năng thường gặp, nhất là khi nhọt khu trú ở mũi, vành tai. Vị trí thường gặp là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mông và chân, tay. Số lượng tổn thương có thể ít hoặc nhiều, kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, hội chứng nhiễm trùng.

- Biến chứng nhiễm khuẩn huyết có thể gặp, nhất là ở những người suy dinh dưỡng. Nhọt ở vùng môi trên, ở má có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch xoang hang và nhiễm khuẩn huyết.

- Nhọt cụm còn gọi là nhọt bầy hay hậu bối gồm một số nhọt xếp thành đám. Bệnh thường gặp ở những người suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, hen phế quản, lao phổi.

- Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Ở giai đoạn sớm cần chẩn đoán phân biệt với viêm nang lông, herpes da lan tỏa, trứng cá và viêm tuyến mồ hôi mủ.

Cận lâm sàng

Tăng bạch cầu trong máu ngoại vi.

Máu lắng tăng.

Mô bệnh học: ổ áp xe ở nang lông, cấu trúc nang lông bị phá vỡ, giữa là tổ chức hoại tử, xung quanh thâm nhập nhiều các tế bào viêm, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. Nuôi cấy mủ có tụ cầu vàng phát triển.

4.ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc chung

- Vệ sinh cá nhân

- Điều trị chống nhiễm khuẩn toàn thân và tại chỗ

 - Nâng cao thể trạng

Điều trị cụ thể

Vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh tự lây nhiễm ra các vùng da khác.

Điều trị tại chỗ

Ở giai đoạn sớm, chưa có mủ: không nặn, kích thích vào thương tổn; bôi dung dịch sát khuẩn ngày 2-4 lần

Giai đoạn có mủ: cần phẫu thuật rạch rộng làm sạch thương tổn.

Dung dịch sát khuẩn: dùng một trong các dung dịch sau:

  • Povidon-iodin 10%
  • Hexamidin 0,1%
  • Chlorhexidin 4%

Thuốc kháng sinh tại chỗ: dùng một trong các thuốc sau:

  • Kem hoặc mỡ axít fucidic 2% bôi 1- 2 lần ngày.
  • Mỡ mupirocin 2% bôi 3 lần/ngày.
  • Mỡ neomycin, bôi 2- 3 lần/ngày.
  • Kem silver sulfadiazin 1% bôi 1-2 lần/ngày. Bôi thuốc lên tổn thương sau khi sát khuẩn, thời gian điều trị từ 7-10 ngày.
  • Kháng sinh toàn thân: một trong các kháng sinh sau: + Nhóm betalactam
  • Cloxacilin: viên nang 250mg và 500mg; lọ thuốc bột tiêm 250mg và 500mg. Trẻ em cứ 6 giờ dùng 12,5-25mg/kg. Người lớn cứ mỗi 6 giờ dùng 250-500mg. Chống chỉ định đối với trường hợp mẫn cảm với penicilin. Thận trọng khi dùng cho trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai, cho con bú.
  • Augmentin (amoxillin phối hợp với axít clavulanic): trẻ em dùng liều 80mg/kg/ngày chia ba lần, uống ngay khi ăn. Người lớn 1,5 -2 g/ngày chia ba lần, uống ngay trước khi ăn. Chống chỉ định đối với những người bệnh dị ứng với nhóm betalactam.

+ Nhóm macrolid

  • Roxithromycin viên 50mg và 150mg. Trẻ em dùng liều 5-8mg/kg/ngày chia hai lần. Người lớn 2viên/ngày chia hai lần, uống trước bữa ăn 15 phút.
  • Azithromycin: viên 250mg và 500mg; dung dịch treo 50mg/ml. Trẻ em 10mg/kg/ngày trong 3 ngày, uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Người lớn uống 500mg trong ngày đầu tiên, sau đó 250mg/ngày trong 4 ngày tiếp theo, uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ.
  • Axít fusidic viên 250mg. Trẻ em liều 30-50mg/kg/ngày chia hai lần, uống trong bữa ăn. Người lớn 1-1,5 g/ngày chia hai lần, uống ngay trước khi ăn.

Thời gian điều trị kháng sinh từ 7- 10 ngày.

5.PHÒNG BỆNH:

-Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: cắt móng tay, rửa tay hàng ngày

- Tránh sử dụng các sản phẩm gây kích ứng da.

- Nâng cao thể trạng.

                                                                                                                                                                       NGUỒN TÀI LIỆU BỘ Y TẾ

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn