Chuyên khoa

CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ CƠN HEN PHẾ QUẢN CẤP

1.Bệnh hen phế quản cấp tính

Cơn hen cấp là tình trạng nặng lên của các triệu chứng hen như khó thở, nặng ngực, thở rít hoặc phối hợp các triệu chứng này. Trong cơn hen thường có giảm các chỉ số thông khí phổi như FEV1 hoặc PEF (GINA 2012).

Sự biến đổi nặng lên của các triệu chứng lâm sàng trong cơn hen thường đi trước sự sụt giảm của các thông số chức năng hô hấp.

Hen phế quản là một bệnh lý hô hấp mạn tính, thường gặp ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng đến 1 – 18% dân số tuỳ theo mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc hen trung bình khoảng 3,9% dân số (trẻ em từ 13 – 14 tuổi chiếm 14,8%) tương đương khoảng 4 triệu người mắc và lấy đi sinh mạng của 3 – 4000 người/năm. Do đó, việc nhận biết cơn khó thở và xử trí ban đầu đúng là hết sức quan trọng đối với bệnh nhân, giúp cho bệnh nhân thoát khỏi cơn khó thở hoặc giảm bớt trước khi được đưa vào bệnh viện.

2.CHẨN ĐOÁN

  1. Chẩn đoán xác định: Cơn HPQ cấp đặc trưng bởi những cơn khó thở kiểu hen xảy ra ở một người có tiền sử mắc HPQ hoặc các bệnh dị ứng. Cơn khó thở kiểu hen thường có các đặc điểm sau:

Tiền triệu: hắt hơi, ngứa mũi, ngứa mắt, buồn ngủ, ho thành cơn...

Cơn khó thở: khó thở ra, khò khè, thở rít, mức độ khó thở tăng dần, người bệnh thường phải ngồi dậy để thở, có thể kèm theo vã mồ hôi, nói khó.

Khám thực thể thường nghe thấy tiếng ran rít ran ngáy lan toả khắp 2 phổi, co kéo cơ hô hấp. Lưu lượng đỉnh thường giảm <60% GTLT.

Thoái lui: mỗi cơn hen thường diễn ra trong vòng 5-15 phút, nhưng có thể kéo dài hàng giờ hoặc lâu hơn. Cơn hen có thể tự hồi phục hoặc sau khi dùng thuốc giãn phế quản, cuối cơn tình trạng khó thở giảm dần, khạc ra đờm trong, dính.

Hoàn cảnh xuất hiện: cơn hen thường xuất hiện về đêm hoặc sau khi tiếp xúc với các yếu tố kích phát như gắng sức, hít phải khói, bụi, mùi thơm, nấm mốc, tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh, bị cảm cúm hoặc thay đổi thời tiết… Ngoài cơn hen người bệnh thường không có triệu chứng.

b. Chẩn đoán phân biệt:

Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD):

Tiền sử viêm phế quản mạn tính với biểu hiện ho, khạc đờm kéo dài, nghiện thuốc lào thuốc lá.

Đặc điểm LS và CLS: khó thở dai dẳng, ít đáp ứng với thuốc giãn phế quản, ho khạc nhiều đờm đục; có thể có sốt nhẹ. Nghe phổi thường có giảm rì rào phế nang, ran ẩm (ran nổ). Trên phim XQ phổi thường có hình ảnh VPQ mạn tính hoặc giãn phế nang

Tràn khí màng phổi:

Khó thở, đau ngực thường xuất hiện rất đột ngột.

Bên phổi bị tràn khí có mất rì rào phế nang, lồng ngực giãn căng, gõ trong. Thường kèm theo tràn khí dưới da.

Phù phổi, cơn hen tim:

Khó thở xuất hiện đột ngột, thường đi kèm với các triệu chứng của bệnh tim mạch như suy tim, cao huyết áp…

Có tiền sử mắc bệnh tim mạch hoặc cao huyết áp.

Nhồi máu phổi.

Khó thở, đau ngực, ho khạc ra máu, tràn dịch màng phổi xuất hiện đột ngột. Nghe phổi có ran ẩm, ran nổ, trên phim XQ phổi có đám mờ khu trú.

Có các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu phổi như bất động kéo dài, bệnh lí đa hồng cầu…

Viêm phổi.

Sốt, khạc đờm vàng, xanh, nghe phổi có ran ẩm, ran nổ.

XQ phổi có hình ảnh viêm phổi.

Dị vật đường thở.

Không có tiền sử hen phế quản

Có hội chứng xâm nhập xuất hiện đột ngột sau khi sặc, hít phải dị vật: cơn ho dữ dội, tím tái, ngạt thở cấp.

Đánh giá mức độ của cơn hen phế quản cấp

Mức độ của cơn hen cấp được phân loại trong bảng 1 theo GINA 2012.

 d. Những lưu ý đặc biệt khi đánh giá cơn hen cấp

Diễn biến dự báo cơn hen nặng:

Cơn hen diễn biến nhanh, nặng lên trong vài giờ

Cơn hen đáp ứng kém với thuốc giãn phế quản

Các dấu hiệu của cơn hen nguy kịch: cơn hen được chẩn đoán là nguy kịch khi có kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau đây (lưu ý loại trừ tràn khí màng phổi)

 

Dấu hiệu

Cơn hen nhẹ

Cơn hen vừa

Cơn hen nặng

Cơn nguy kịch

 

Mức độ khó thở

 

Lúc đi lại

Có thể nằm được

Khi nói

Ở trẻ nhỏ:  khóc ngắn  hơi, khó bú

Lúc nghỉ ngơi

Phải ngồi ngả ra  trước

 

Nói

Từng câu

Cụm từ

Từng từ

Không nói được

Ý thức

Có thể kích thích

Thường kích thích

Thường kích thích

Ngủ gà hoặc lú lẫn

 

Nhịp thở

 

Tăng

 

Tăng

Thường > 30  lần/phút

Thở chậm <  lần/phút hoặc ngừng thở

Co kéo cơ hô hấp phụ

Thường không có

Thường xuyên

Thường xuyên

Hô hấp nghịch thường

Ran rít ran ngáy

Vừa phải, cuối thì thở ra

Nhiều ran

Thường nhiều ran

Phổi im lặng

Nhịp tim

< 100  lần/phút

100-120lần/phút

>120 lần/phút

Nhịp chậm

Mạch đảo

Không có

Có thể có 10- 25 mmHg

Thường có > 25

mmHg

Không có, do  mỏi cơ hô hấp

%PEF sau liều  giãn phế quản đầu tiên

>80%

60-80%

< 60% GTLT

(< 100 L/ phút ở  người lớn) hoặc  đáp ứng kéo dài < 2h

Không đo được

PaO2

Bình thường

>60 mmHg

< 60 mmHg

Có thể tím tái

 

PaCO2

<45 mmHg

<45 mmHg

> 45 mmHg

Có thể suy hô hấp

 

SaO2

>95%

91-95%

< 90%

 

Tăng CO2 máu ở trẻ em xảy ra nhanh hơn ở thiếu niên và người trưởng thành

Để phân loại mức độ cơn hen, không nhất thiết phải có tất cả các thông số trên, cần có sự nhận định tổng quát để có quyết định thích hợp

Cơn ngừng thở hoặc thở chậm dưới 10 lần/phút.

Phổi im lặng: lồng ngực dãn căng, di động kém, nghe phổi m ất rì rào phế nang, không còn thấy tiếng ran.

Nhịp tim chậm

Huyết áp tụt.

Rối loạn ý thức

Thở nghịch thường ngực bụng.

Bệnh nhân không nói được.

Các yếu tố nguy cơ làm nặng cơn hen

Có tiền sử bị các cơn hen nặng phải đặt nội khí quản hoặc thở máy.

Có ít nhất 1 lần phải đi cấp cứu vì hen trong 1 năm gần đây.

Dùng kéo dài hoặc ngưng dùng đột ngột glucocorticoid đường uống.

Không điều trị kiểm soát hen bằng glucocorticoid xịt.

Lệ thuộc thuốc cường β2 tác dụng nhanh , đặc biệt những người dùng nhiều hơn 1 bình xịt salbutamol/ tháng.

Hen nhạy cảm với aspirin và các thuốc NSAID.

Có tràn khí màng phổi trong cơn khó thở

Có tiền sử dị ứng thức ăn, đặc biệt là lạc.

Phải dùng phối hợp ít nhất 3 nhóm thuốc chữa hen.

Có các vấn đề về tâm thần hoặc đang phải dùng thuốc an thần.

 

Tiền sử có bệnh lý tim phổi khác phối hợp hoặc dùng thuốc chẹn bêta giao cảm.

Tiền sử không tuân thủ điều trị, từ chối chẩn đoán và điều trị hen.

Loạn thần, nghiện rượu hoặc đang phải dùng thuốc an thần.

Sang chấn tâm lí hoặc các bất ổn về gia đình.

Tiền sử nghiện thuốc lá.

3. Xử trí cấp cứu khi xuất hiện hen phế quản cấp

Các thuốc điều trị cắt cơn hen

Bảng 2: các nhóm thuốc cắt cơn hen

Tên thuốc

Dạng bào chế

Liều lượng

TD phụ

Kích thích β2 TD nhanh (SABA)

- Salbutamol

 

 

 

 

 

-Terbutalin (Bricanyl)

- Viên 2mg, 4mg

- Bình xịt định liều MDI 100μg/ liều.

-Nang KD  2,5mg; 5mg.

- Ống 0,5mg tiêm truyền TM.

 

 

- Viên 5mg.

- Nang KD 5mg

- Ống 0,5mg tiêm truyền TM.

- 2-4 viên/ngày.

- Xịt 2-4 liều /lần x 3 lần

cách nhau 20 phút, duy trì 2-4 liều /lần mỗi 4-6h

- KD 1 nang /lần x3 lần

cách nhau 20 phút, duy trì 1 nang/lần mỗi 4-6h.

- TDD 1ống /lần mỗi 4-6h

- Truyền TM liều khởi đầu

0,5mg/h, liều tối đa 3mg/h.

- Liều như Salbutamol

- Nhịp nhanh,

- Run cơ

- Đau đầu

- Liều cao có thể gây tang đường máu, hạ kali máu.

Kháng cholinergic

-Ipratropium bromide

- Oxitropium bromide

- Bình xịt định liều MDI 25μg/ liều.

- Nang KD 0,5mg.

4-6 liều/lần mỗi 4-6h hoặc 3 lần cách nhau 20 phút.

KD 1 nang/20 phút x 3 lần, duy trì 2-4 giờ một lần.

- Gây khô miệng

- Vị khó chịu trong miệng

Nhóm xanthyl

- Aminophyllin

- Theophyllin

- Ống tiêm 4,8% 5ml

- Viên 100mg

7mg/kg cân nặng tiêm TM chậm trong 20 phút, duy trì 0,4-0,6mg/kg/h truyền TM

Giảm liều nếu BN đã uống theophyllin ở nhà

Uống 2 - 4v/ngày

- Buồn nôn, nôn, đau đầu;

- Liều cao có thể gây co giật, nhịp nhanh, loạn nhịp

Glucocorticoid đường toàn thân

- Prednisolon

- Methylprednisolon

- Viên 5mg

- Viên 4mg, 16mg

- Lọ tiêm 40mg, 125mg, 500mg

1-2mg/kg/ ngày.

 

Với các cơn hen nặng dai dẳng: tiêm TM 40mg/ lần mỗi 4-6 giờ

Dùng một đợt 3-5 ngày

Viêm loét dạ dày, tăng đường máu

 

Rối loạn nước điện giải…

 

b. Điều trị cơn hen cấp tại nhà hoặc y tế cơ sở:

Khi xuất hiện cơn hen cấp cần dùng ngay thuốc cường b2 dạng hít tác dụng ngắn (SABA), có thể lặp lại 3 lần/giờ và đánh giá đáp ứng theo bảng dưới đây:

Bảng 3. Đánh giá đáp ứng với điều trị ban đầu

Tốt

Trung bình

Kém

- Hết  các triệu chứng

- Triệu chứng giảm

- Triệu chứng tồn tại dai

sau khi dùng thuốc cường b2  và hiệu quả kéo dài trong 4 giờ

 - PEF > 80% GTLT hoặc GT tốt nhất của người bệnh

nhưng xuất hiện trở lại <  3  giờ  sau  khi dùng thuốc cường b2 ban đầu;

- PEF=60-80% GTLT hoặc  GT tốt nhất của người bệnh

dẳng hoặc nặng lên mặc dù đã dùng thuốc cường b2;

- PEF <60% GTLT hoặc GT tốt nhất của người bệnh

Xử trí tiếp

Xử trí tiếp

Xử trí tiếp

- Có  thể dùng  thuốc cường b2 cứ 3-4 giờ 1 lần trong 1-2 ngày.

- Liên  lạc  với  thầy thuốc  để  nhận  được  hướng dẫn theo dõi

- Thêm corticoid viên.

- Tiếp tục dùng thuốc cường b2.

- Đi khám thầy thuốc

- Thêm  corticoid   viên hoặc tiêm, truyền.

- Khí dung thuốc cường b2 và gọi xe cấp cứu.

- Chuyển ngay vào khoa cấp cứu

c. Điều trị cơn hen cấp tại bệnh viện

Thuốc cường b2 dạng hít tác dụng ngắn với liều phù hợp là thuốc quan trọng nhất. Có thể lặp lại khi cần thiết.

Dùng sớm corticoid đường uống trong điều trị cơn trung bình hoặc nặng để giảm viêm nhanh hơn, điều trị ngắn hạn (7 ngày).

Chỉ dùng theophylin hoặc aminophylin hay thuốc hủy phó giao cảm nếu không có sẵn thuốc cường b2, khi dùng phải chú ý liều lượng vì có thể có nhiều tác dụng phụ nhất là ở những người bệnh đã dùng theophyllin thường xuyên.

Phác đồ điều trị cơn hen phế quản cấp

 

Nguồn: Tài Liệu Bộ Y Tế

 

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn