BỊ MẮT CÁ CHÂN LÀ BỆNH GÌ? ĐIỀU TRỊ RA SAO?
Mắt cá chân là tình trạng hiện nay rất nhiều người gặp phải. Mặc dù không nguy hiểm trực tiếp cho tính mạng, nhưng bệnh gây ra đau đớn và khó chịu. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người. Vậy làm cách nào để điều trị bệnh mắt cá chân nhanh chóng và hiệu quả? Hãy cùng Hoàng Mỹ Sài Gòn theo dõi bài viết sau đây để rõ nhé!
Bệnh mắt cá chân là gì?
Bệnh mắt cá chân hay còn gọi là bệnh mắt cá, hột cơm. Đây là căn bệnh ngoài da hình thành do tổn thương dày sừng khu trú ở lòng bàn chân, kẽ ngón chân, gót chân. Đặc trưng của bệnh là xuất hiện ở dạng các nốt sần, có màu da hoặc màu trắng. Khi bị tác động có thể gây ra cảm giác đau nhói và khó chịu.
Nguyên nhân gây ra mắt cá chân thường là do bệnh nhân dẫm phải các dị vật. Sau đó dị vật xâm nhập vào các lớp da. Sau thời gian, các mô xung quanh sẽ trở nên xơ hóa và kết dính vào dị vật, hình thành nên mắt cá chân.
Những nguy hiểm do mắt cá chân gây ra
Mặc dù không trực tiếp đe dọa đến tính mạng. Nhưng mắt cá chân lại có nguy cơ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng, vỡ mủ, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như khả năng vận động hàng ngày của bệnh nhân.
- Mụn có có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày.
- Gây đau khi đi lại hoặc va chạm, đặc biệt khi ấn vào một điểm gây đau nhói thấy rõ.
- Bệnh còn có khả năng lây lan sang những vùng da khác và lây cho những người xung quanh.
Chẩn đoán mắt cá chân như thế nào?
Bệnh mắt cá chân rất dễ nhận biết với các triệu chứng đặc trưng sau:
- Đau nhức chân khi vận động, ma sát, di chuyển và đi lại.
- Vùng trung tâm của mắt cá chân có màu vàng trong, chứa chất sừng, trông khác biệt so với vùng da xung quanh.
- Tăng sinh tế bào sừng khiến da trở nên cứng và dày hơn.
- Khó chịu và đau khi mang giày, nhất là khi giày có sự ma sát với vùng mắt cá.
- Trường hợp nhiễm trùng có thể xuất hiện đỏ, sưng, đau nhức và có thể có mủ.
Những thói quen hằng ngày hình thành nên mắt cá chân
Mắt cá chân xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, những thói quen xấu hằng ngày sau đây chính là một trong những nguyên nhân hình thành nên mắt cá chân.
- Đi giày chật hoặc không vừa vặn: Điều này gây áp lực và ma sát không đều trên chân, dễ dẫn đến hình thành mắt cá chân.
- Thói quen đi chân đất: Đi chân đất trên bề mặt cứng hoặc thô ráp có thể tạo ra ma sát và áp lực, hay giẫm phải những vật nguy hiểm, dẫn đến mắt cá chân.
- Đứng hoặc đi bộ quá nhiều: Thường xuyên đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài, đặc biệt trên bề mặt cứng, có nguy cơ cao hình thành mắt cá chân.
Cách điều trị mắt cá chân để tránh nhiễm trùng nguy hiểm
Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị mắt cá chân, trong đó phải kể đến một số cách điều trị phổ biến như:
Chấm nitơ lỏng
Thuốc được sử dụng là khí Nitrogen ở dạng hóa lỏng nên có nhiệt độ rất thấp (-196 độ C). Để đạt được hiệu quả tốt sẽ chia ra thành nhiều đợt chấm, mỗi đợt cách nhau 1 - 2 tuần.
Phương pháp này ít để lại sẹo, tuy nhiên, có thể gây phồng nước và đau nhiều ngày sau khi chấm.
Đốt laser
Đốt điện bằng laser là phương pháp sử dụng điện với tần suất cao để đốt cháy mắt cá chân. Sau khi đốt sẽ tạo ra vết loét và mất khoảng 2 tháng để lành vết thương
Tiểu phẫu
Bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ và tiến hành lấy lớp nhân lẫn lớp sừng bên trong. Vết thương sẽ được khâu lại bằng chỉ không tiêu mảnh, quá trình lành vết thương sẽ kéo dài khoản 8 - 10 ngày. Ưu điểm của tiểu phẫu là vết thương sẽ lành nhanh hơn đốt điện, nhưng chi phí sẽ khá cao.
Lưu ý: Các phương pháp điều trị mắt cá chân đều sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Việc điều trị bệnh cần được thực hiện bởi cơ sở y tế uy tín, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với mức độ bệnh. Người bệnh tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà hay tìm đến những cơ sở không đảm bảo chất lượng, bởi có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm nhé.
Phòng ngừa mắt cá chân bằng cách nào?
Mắt cá chân hình thành chủ yếu do thói quen sinh hoạt hằng ngày, do đó, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng các cách sau:
- Tránh mang giày dép quá chật hoặc quá cao, nên mang các loại dép thông thoáng.
- Nếu phải mang giày thường xuyên và hay cọ xát thì nên sử dụng thêm vớ hoặc miếng lót giày để giảm áp lực ma sát.
- Rửa chân hàng ngày và giữ chân luôn khô ráo để tránh các vấn đề về da.
- Tránh đi chân đất trên các bề mặt cứng hoặc không bằng phẳng, vì điều này có thể gây ma sát và tạo áp lực lên lòng bàn chân.
- Khi phải đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài, hãy dành thời gian nghỉ ngơi để giảm áp lực lên bàn chân.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Hoàng Mỹ Sài Gòn sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết được các triệu chứng của bệnh mắt cá chân. Từ đó nhanh chóng thăm khám và điều trị bệnh sớm để tránh nguy cơ nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe nhé!
Tham khảo thêm gói khám :