VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP Ở TRẺ EM CÓ THỂ NGUY HIỂM ĐẾN TÍNH MẠNG TRẺ

VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP Ở TRẺ EM CÓ THỂ NGUY HIỂM ĐẾN TÍNH MẠNG TRẺ

Lượt xem: 1075

Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính rất hay gặp ở trẻ còn bú, vào mùa đông xuân, thời tiết ẩm Ướt. Bệnh có thể nhẹ nhưng có thể rất nặng do suy hô hấp gây tử vong.

1. NGUYÊN NHÂN

-Tác nhân nhiễm trùng

  • Virus hợp bào hô hấp (RSV) chiếm 30-50% các trường hợp.
  • Virus cúm và á cúm (25%)
  • Virus Adenovirus (10%)

- Yếu tố nguy cơ

  • Trẻ nằm trong vụ dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên do VRS.
  • Trẻ bị ốm do nhiễm virus trước đó (viêm mũi họng, amydal, viêm VAv.v...)
  • Tuổi nhỏ < 6 tháng
  • Hút thuốc lá bị động
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Bệnh phổi bẩm sinh, bệnh xơ nang, loạn sản phế quản phổi v.v...
  • Suy giảm miễn dịch

2.CƠ CHẾ BỆNH SINH

Tác nhân vi sinh tấn công vào lớp tế bào biểu mô niêm mạc phế quản gây phù nề, thoái hóa, hoại tử. Tăng tiết dịch, tăng độ nhày đặc biệt tập trung ở các tiểu phế quản gây tắc nghẽn. Một số vùng phế quản tổn thương sâu gây co thắt - tắc nghẽn và co thắt ở các tiểu phế quản làm xẹp phổi hay ứ khí phế nang. Hậu quả suy thở do rối loạn thông khí đe dọa tử vong.

3.CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng có giá trị gợi ý, khẳng định chẩn đoán dựa trên nuôi cấy phân lập được virus.

Tiêu chuẩn lâm sàng

- Triệu chứng cơ năng và toàn thân

- Ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao.

Thể nhẹ: những biểu hiện viêm long thuyên giảm sau vài ba ngày

Thể nặng: khò khè tăng, không bú được, dễ kiệt sức.

Sau 3-5 ngày ho tăng lên, xuất hiện khó thở, thở rít, có thể nặng thì tím tái, ngừng thở.

Thăm khám

  • Nhịp thở nhanh
  • Sốt vừa
  • Co kéo cơ hô hấp, rút lõm lồng ngực, thở rên
  • Ran rít, ran ngáy, thông khí phổi kém

Hiện tượng ứ khí, lồng ngực căng đẩy cơ hoành xuống thấp, có thể sờ thấy gan lách.

Tiêu chuẩn cận lâm sàng

+ Công thức máu ngoại vi: số lượng bạch cầu giảm hoặc bình thường, hay tăng tỷ lệ lympho.

     + Khí máu: PaO2 giảm; PaCO2 tăng; Nhiễm toan hô hấp kèm theo, có giá trị đánh giá mức độ nặng của suy hô hấp.

     + X-quang phổi: hình ảnh mờ lan tỏa, ứ khí, xẹp phổi từng vùng v.v...

    +  Xét nghiệm phát hiện virus: trong dịch tiết đường hô hấp hoặc trong tổ chức phổi hoặc phản ứng huyết thanh (ELISA).

Chẩn đoán phân biệt

  • Hen phế quản: rất khó phân biệt với những cơn hen đầu tiên
  • Viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus
  • Mềm sụn thanh khí quản
  • Chèn ép khí phế quản từ ngoài vào (mạch máu, u)
  • Tắc nghẽn đường hô hấp ở trong: u, u mạch máu, hẹp khí quản
  • Dị vật đường thở
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Khó thở thứ phát sau nhiễm virus.

4.BIẾN CHỨNG

Biến chứng gần

  • Suy thở cấp
  • Tràn khí màng phổi
  • Viêm phổi - trung thất
  • Xẹp phổi
  • Tử vong

 

Biến chứng xa

  • Rối loạn chức năng hô hấp
  • Xuất hiện từng cơn khó thở ra tái phát
  • Viêm tiểu phế quản lan tỏa

5.XỬ TRÍ

 Xử trí cấp cứu thể nặng (Có suy hô hấp cấp)

  • Liệu pháp Oxygen (FiO2 100% sau đó giảm dần)
  • Hút thông đường hô hấp trên, tư thế fowler
  • Thuốc giãn phế quản đường khí dung ẩm (thuốc nhóm kích thích b2 Adrenergic như Salbutamol. Liều 150mg/kg/lần) hoặc Adrenalin 0,4-0,5 ml/kg/ lần.
  • Truyền nước, điện giải, cung cấp đủ theo nhu cầu bù lượng bị thiếu hụt.
  • Khi suy thở không cải thiện: thở NCPAP, đặt nội khí quản, hô hấp hỗ trợ theo dõi ở trung tâm hồi sức.
  • Phối hợp vật lý trị liệu hô hấp, vỗ rung giải thoát đờm khi không có suy
  • Chỉ sử dụng kháng sinh trường hợp có biểu hiện nhiễm vi khuẩn thứ phát.
  • Điều trị đặc hiệu antivirus bằng Ribavirin (nếu có).
  • Cân nhắc khi sử dụng Corticoid nếu cần thiết có thể dùng Methylprenisolon 2 mg/kg/24h.

Điều trị các thể thông thường: (Không có suy hô hấp)

  • Hút thông đường thở, giải phóng các chất xuất tiết.
  • Khí dung ẩm thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh như salbutamol (150mg/lần/kg) khi có co thắt phế quản hay thở rít.
  • Bù đủ dịch và điện giải theo nhu cầu và thiếu hụt do thở nhanh, sốt, nôn
  • Vật lý trị liệu hô hấp, vỗ rung, hút đờm.
  • Ăn uống đủ chất.
  • Rất cân nhắc khi sử dụng kháng sinh.

6.DỰ PHÒNG

  • Chưa có vaccin đặc hiệu cho tất cả các căn nguyên. Tuy nhiên có thể sử dụng một số chế phẩm kháng thể kháng virus như: Respigam (Intravenons Gamma Globulin), synagis là kháng thể đơn dòng, tiêm bắp, kháng RSV.
  • Các biện pháp phòng ngừa không đặc hiệu.
  • Hạn chế tiếp xúc người bệnh, biện pháp cách ly khi có bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên, không hút thuốc lá.
  • Bú mẹ đầy đủ.

NGUỒN TÀI LIỆU BỘ Y TẾ

Tin cùng chuyên mục

img

XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH: CĂN BỆNH PHÁT TRIỂN THẦM LẶNG

Xơ vữa động mạch là một bệnh lý có thể xảy ra ở mọi động mạch trên cơ thể, gây tắc nghẽn hoạt động bơm máu cho tim và não.

[ Xem thêm ]
img

TĂNG MỠ MÁU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Tăng mỡ máu là một trong những chứng bệnh phổ biến, thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là ở người cao tuổi. Mỡ máu cao là tình trạng hàm lượng lipid trong máu bị rối loạn, làm giảm cholesterol có lợi, và cholesterol có hại tăng lên. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mắc phải. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tăng mỡ máu? Liệu

[ Xem thêm ]
img

BỊ KHÓ THỞ LÀ BỆNH GÌ? NGUY HIỂM KHÔNG?

Khó thở hay còn được gọi là hụt hơi là một vấn đề bệnh lý về hô hấp khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều người cho rằng việc khó thở là một điều bình thường và không có gì đáng e ngại, mà không hề biết rằng đây là mối nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Thế khó thở là bệnh gì? Chúng có những nguyên nhân và triệu chứng nào? Hãy cùng Hoàng...

[ Xem thêm ]
img

BỆNH RỐI LOẠN NHỊP TIM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Rối loạn nhịp tim là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến ở nước ta. Bệnh xảy ra khi các xung điện điều khiển nhịp tim hoạt động bất thường, tim có thể đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Đây đang là nguyên nhân gây ra rất nhiều trường hợp đột tử hiện nay. Bạn có thể giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim bằng cách tuân thủ và thực hiện các chế...

[ Xem thêm ]
img

THIẾU MÁU CƠ TIM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Bệnh thiếu máu cơ tim là một trong những bệnh lý về tim mạch phổ biến nhất hiện nay. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nguy cơ tử vong trên thế giới. Việc nâng cao khả năng nhận diện bệnh lý đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cuộc sống. Vậy bệnh thiếu máu cơ tim là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Hãy cùng

[ Xem thêm ]
img

KHÁM TIM MẠCH QUY TRÌNH VÀ ĐỊA CHỈ CHỮA TRỊ UY TÍN TẠI

Tìm kiếm địa chỉ khám tim mạch Quận 12 uy tín là một trong những việc cần thiết mà mỗi chúng ta cần phải thực hiện để có thể phát hiện bệnh kịp thời. Bệnh tim mạch được ví như là một “sát thủ vô hình” vì có nguy cơ tỷ lệ tử vong cao. Do đó, việc nhận biết, khám và chữa trị bệnh kịp thời là vấn đề tất yếu, giúp phòng tránh biến chứng không mong...

[ Xem thêm ]

KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI

 

 

 

CÔNG TY TNHH Y KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN
Địa chỉ : 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.
CSKH: 0934 117 009 
Tư vấn: 0903 933 011 (Ms.Điểu)/ 0934 117 009 (Mr. Nhung)
Hotline: 0903 933 011 - 028.3815.1615
Email: hoangmysaigon@gmail.com
Giờ làm việc: T2-T7: 7h00-17h00 - CN: 7h00-12h00

Đăng ký nhận tin

Hotline: (028) 3815 1615 | Bệnh chứng Tư vấn ngay |Phương pháp trị Tư vấn ngay |Mã đặt hẹn Đặt hẹn