Bệnh ù tai là một tình trạng khi người bệnh cảm thấy có âm thanh trong tai mà không có nguồn âm thanh bên ngoài. Ù tai có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai tai và có thể kéo dài trong thời gian ngắn hoặc dài hạn.
Ù tai là gì?
- Ù tai là tiếng ù phát ra trong tai liên tục hoặc ngắt quãng, gây tiếng kêu khó chịu trong tai, ảnh hưởng đến thính lực.
- Ù tai xuất hiện nhẹ nhàng hoặc âm tăng dần đột ngột hoặc xuất hiện sau bệnh lý quanh tai hoặc sau chấn thương vùng tai.
- Âm ù tai rất đa dạng: âm nhẹ, đơn âm hoặc đa âm. Cần phải khám và điều trị mới hết ù tai, một số ít tự khỏi, rất nhiều trường hợp xác định nguyên nhân nhưng không điều trị được.
- Cần phân biệt không phải ù tai với tiếng nói trong tai, tiếng nhạc trong tai, tiếng ảo giác.
- Ù tai phải hay trái đều cần phải xác định nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị giúp ngăn ngừa tình trạng giảm thính lực như nghe kém, điếc.
- Ù tai cũng có thể là triệu chứng đầu tiên xuất hiện bệnh lý ở tai và quanh tai, nên đây là triệu chứng không nên chủ quan bỏ qua.
Nguyên nhân gây ù tai
Ù tai là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau, dấu hiệu thay đổi chức năng thính lực tạm thời hoặc thực thể do bệnh lý ở tai như ống tai, tai giữa, màng nhĩ, ốc tai, vòi nhĩ hoặc bệnh lý quanh tai như thần kinh, mạch máu, xương, thần kinh trung ương, ...
Những nguyên nhân sau đây chiếm đa số gây ra ù tai:
- Bệnh ống tai ngoài: do dị vật, nút ráy tai, u nhọt ống tai, áp xe ống tai, viêm nhiễm, nấm, ...
- Bệnh màng nhĩ: màng nhĩ thủng, xẹp do viêm, do nấm, do chấn thương, ...
- Bệnh tai giữa: viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa mạn tính do vi trùng, do nấm, ...
- Bệnh vòi nhĩ, ốc tai: dãn rộng vòi nhĩ, viêm tắc vòi nhĩ, rối loạn dẫn truyền ốc tai, ...
- Bệnh mũi xoang: nhiễm trùng gây tắc mũi xoang.
- Bệnh thần kinh cơ: co thắt cơ căng màng nhĩ, co thắt cơ bàn đạp, cơ khẩu cái, ...
- Bệnh mạch máu: bất thường động mạch tĩnh mạch, u mạch...
- Bệnh xương và chấn thương: chấn thương đầu, chấn thương sọ não, chấn thương xương chũm.
- Bệnh toàn thân: thiếu máu, bệnh tuyến giáp, bệnh tự miễn, bệnh rối loạn vận mạch...
- Bệnh viêm thần kinh thính giác, u não...
- Do tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc điều trị ung thư, thuốc kháng lao...
- Ù tai cần phân biệt ảo giác trong tâm thần phân liệt.
Nguyên nhân gây ra ù tai phải, trái có rất nhiều, từ những nguyên nhân đơn giản có thể chữa khỏi đến những nguyên nhân không có khả năng phục hồi. Vì vậy cần biết thời điểm nào cần khám ù tai giúp phát hiện, điều trị nguyên nhân triệt để và giảm nguy cơ các biến chứng về sau.
Khám ù tai khi nào? Ù tai có phải dấu hiệu bệnh nặng?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra ù tai với mức độ nặng nhẹ khác nhau, tuy ù tai không phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng nhưng ù tai ảnh hưởng rất lớn đến thính giác, sinh hoạt, làm việc đặc biệt ảnh hưởng đến giấc ngủ, đồng thời gây ra nhiều biến chứng lâu dài như ù tai mãn tính, ù tai không hồi phục, điếc, thủng màng nhĩ. Vì vậy khi thấy các dấu hiệu ù tai sau cần khám sớm:
- Ù tai sau chấn thương.
- Ù tai đi bơi không tự khỏi.
- Ù tai thường xuyên.
- Ù tai kèm chảy dịch trong tai.
- Ù tai phải, trái kèm nhức đầu chóng mặt.
- Ù tai kèm mất ngủ.
- Ù tai tăng dần hoặc ngắt quãng.
- Ù tai kèm mạch đập.
- Ù tai kèm ngứa tai.
- Ù tai kèm tiếng ve kêu.
- Ù tai sau dùng thuốc kéo dài.
Chẩn đoán ù tai cấp tính, mãn tính
Việc chẩn đoán ù tai dựa vào các yếu tố sau:
- Tình chất ù tai: thời gian, vị trí, liên tục hay ngắt quãng, âm đơn hay đôi
- Bệnh sử: khởi phát nhanh hay chậm, tự nhiên hay sau chấn thương hay có bệnh lý tai kèm theo
- Tiền sử: bản thân hoặc gia đình có bệnh lý ù tai là yếu tố đánh giá cấp hay mãn, tiên lượng tốt hay xấu
- Bệnh lý nền: tiểu đường, suy giáp, phình mạch... là yếu tố giúp chẩn đoán, tiên lượng điều trị
- Dùng thuốc: yếu tố không thể bỏ qua, nhiều trường hợp xuất hiện ù tai sau dùng thuốc chống ung thư, thuốc lao...
- Các cận lâm sàng không thể thiếu: nội soi, xét nghiệm máu, xét nghiệm dị ứng, chụp Xquang, siêu âm, đo thính lực, chụp CT, MRI...
Cách chữa ù tai hiệu quả
Tùy nguyên nhân mà có liệu trình điều trị ù tai hiệu quả, chủ yếu điều trị nguyên nhân và dùng thuốc cải thiện tiếng ù.
- Nếu do dùng thuốc: ngưng thuốc, điều trị hỗ trợ sẽ cải thiện sau 2-8 tuần.
- Nếu do không choáng chỗ hoặc túi dịch: phẫu thuật mang lại kết quả tốt nhất.
- Các nguyên nhân khác: điều trị nội khoa kết hợp rửa tai là phương pháp hàng đầu.
Các loại thuốc tăng dẫn truyền, chống co thắt, kháng histamine, kháng sinh, kháng viêm, kháng nấm... cũng rất hiệu quả.
Như vậy, để phát hiện và điều trị ù tai hiệu quả, hạn chế biến chứng: Khi phát hiện ù tai cần khám và điều trị sớm, đúng theo hướng dẫn, không tự ý dùng thuốc.
Một số biện pháp phòng ngừa ù tai
- Vệ sinh sạch ống tai sau khi tắm, sau khi đi bơi.
- Không sử dụng tăm bông hay vật bẩn ngoái tai.
- Lấy ráy tai bằng dụng cụ sạch tiệt trùng.
- Không mang phone tai lâu mà không vệ sinh phone tai.
- Khám và điều trị sớm các trường hợp chấn thương quanh tai, chấn thương sọ não.
- Ngưng sử dụng các thuốc gây ù tai.
- Khám phát hiện điều trị sớm các âm bất thường ở tai.
Các biện pháp phòng ngừa trên đã giúp đẩy lùi 20-40% bệnh lý ù tai thường gặp nhất. Ngoài ra khi cần tư vấn ù tai, hãy liên hệ Hotline 0903 933 011 (7 giờ - 20 giờ) để được hỗ trợ tốt nhất.
PHÒNG KHÁM HOÀNG MỸ SÀI GÒN
TRỤ SỞ CHÍNH: 50 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình
- Liên hệ: 028 38 15 16 15 - 0903 933 011 - 0934 117 009.
- Giờ làm việc: 7 giờ - 17 giờ Thứ 2 - Thứ 7, 7 giờ - 12 giờ Chủ Nhật
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN: Hỗ trợ tư vấn miễn phí từ 7 - 20 giờ mỗi ngày (thứ 2- thứ 7).
Hotline: 0903 933 011