Thủ tục chuyển tuyến bảo hiểm y tế
Từ ngày 01/01/2021, chính sách thông tuyến tỉnh bảo hiểm y tế (BHYT) chính thức được thực hiện. Theo đó, có nhiều thắc mắc về việc này mà mọi người vẫn chưa hiểu rõ được thủ tục. Hôm nay, PKĐK Hoàng Mỹ Sài Gòn đã tổng hợp được một số thông tin để giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Các hình thức chuyển tuyến
1. Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:
a) Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1;
b) Chuyển người bệnh không theo trình tự quy định tại Điểm a khoản này nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
2. Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.
3. Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
Thủ tục chuyển tuyến BHYT 2020 - 2021
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện chuyển người bệnh lên tuyến trên hoặc cùng tuyến khám bảo hiểm y tế theo thủ tục sau đây:
a) Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh.
b) Ký giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển.
d) Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp.
đ) Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến.
e) Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.
2. Thủ tục chuyển người bệnh về tuyến dưới được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, đ và e Khoản 1 Điều này.
Về giấy chuyển tuyến BHYT:
- Trường hợp các bệnh mãn tính theo Phụ lục 1 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT:
+ Giấy chuyển tuyến được cấp từ sau ngày 15/12/2020 được sử dụng hết năm dương lịch 2021.
+ Giấy chuyển tuyến có giá trị đến hết ngày 31/12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị. Trường hợp điều trị ngoại trú có bệnh án (K, chạy thận nhân tạo): bệnh nhân phải bổ sung giấy chuyển tuyến năm 2021 trước ngày 10/1/2021.
- Các trường hợp khác: sử dụng theo giấy chuyển tuyến hoặc giấy hẹn tái khám. Giấy hẹn tái khám chỉ có giá trị sử dụng 01 lần trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hẹn khám lại (không giới hạn trong năm Dương lịch).