ĐAU THẦN KINH TỌA HIỂU ĐÚNG ĐỂ TỐI ƯU ĐIỀU TRỊ
Đau thần kinh tọa là bệnh lý thần kinh do nhiều nguyên nhân dẫn đến chèn ép đường dẫn truyền thần kinh tọa gây nên nhiều triệu chứng đau tê nhức khác nhau . Thường gặp người lao động nặng , sai tư thế , hay bị loãng xương và bệnh lý cột sống , đĩa đệm.
Đau thần kinh tọa là gì?
- Đau thần kinh tọa là tình trạng đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa từ thắt lưng xuống mông đến đùi rồi lan xuống cẳng chân và ngón chân , tùy theo mức độ chèn ép khác nhau sẽ có triệu chứng đau nhức mức độ khác.
- Đa số đau khởi phát một bên dây thần kinh tọa sau đó lan sang bên kia . khi đau người bệnh khó chịu khi đi lại hoặc đi khập khểnh , xuất hiện nhiều sau làm việc nặng hoặc đứng nhiều.
- Đau thần kinh tọa nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến vừa đến nặng , liên tục hoặc ngắt quãng , những người bị bệnh tiểu đường hay bệnh lý thần kinh thường cơn đau nhiều hơn và nặng hơn.
- Nếu đau dữ dội kéo dài 1-3 ngày không tự khỏi hoặc đã dùng thuốc giảm đau mà không khỏi , bạn nên khám ngay để điều trị kịp thời. Bệnh không nguy hiểm nhưng để lại nhiều di chứng.
Dấu hiệu đau thần kinh tọa thường gặp
- Đau nhức , tê từ mông , đùi , cẳng chân , bàn chân và ngón chân , xuất hiện một bên hoặc 2 bên , đau thay đổi theo tư thế , đau nhiều khi làm việc nặng , khi tiếp xúc lạnh , dùng thuốc giảm đau thì giảm ngưng thuốc đau lại.
- Tê buốt đùi , cẳng chân , bàn chân cũng thường gặp.
- Teo cơ cẳng chân , bàn chân.
- Yếu chân một bên hoặc hai chân , một số liệt chi.
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa: đa số gặp ở người lao động nặng , người loãng xương sớm , người tiểu đường , xuất hiện ở nam lẫn nữ .
- Do bệnh lý đĩa đệm gây ra : như lồi đĩa đệm , thoái hóa , xẹp đĩa đệm gây ra
- Do bệnh lý từ dây thần kinh tọa gây ra : viêm thần kinh tọa , nhiễm trùng quanh thần kinh tọa gây ra
- Do bệnh lý từ cột sống gây ra : như gai , thoái hóa , xẹp , loãng xương cột sống gây ra
- Do bệnh lý từ khung chậu gây ra : gãy khung chậu , thoái hóa , viêm dính khung chậu gây ra
- Do bệnh lý chấn thương gây ra : chấn thương cột sống , chấn thương khung chậu gây ra
- Do bệnh lý toàn thân gây ra : bệnh tiểu đường , bệnh ung thư , bệnh lao khớp háng , rối loạn điện giải , nhược cơ ...gây ra
- Do béo phì gây ra : tình trạng thừa kéo dài ảnh hưởng cột sống gây chèn ép thần kinh tọa
- Do thoái quen lười vận động gây ra : lười vận động ,ngồi nhiều , ngồi sai tư thế lâu ngày gây chèn ép ảnh hưởng đến thần kinh tọa.
Biến chứng của đau thần kinh tọa
- Teo cơ cẳng chân , bàn chân
- Mất cảm giác chân
- Yếu chân , đi lại khập khiễng
- Một số ít rối loạn chức năng bàng quang hoặc chức năng trực tràng
- Di chứng đau thần kinh tọa có thể tạm thời thời hoặc vĩnh viễn .
Cách phòng bệnh đau thần kinh tọa
- Tập thể dục : cần duy trì thường xuyên giúp lưu thông mạch máu , thần kinh, các cơ thắt lưng , cơ bụng , cơ cạnh sống không bị co thắt , giúp di trì trạng thái vận động tốt nhất
- Ngồi đúng tư thế : ngồi thẳng lưng đúng tư thế , khi xoay vặn người nhẹ nhàng đúng tư thế , có thế dùng một số gối đặt vào tư thế phù hợp nhất
- Thay đổi tư thế khi đứng lâu , làm việc vừa sức đúng tư thế , không làm việc quá nặng sai tư thế
- Không để thừa cân
- Không để chấn thương vùng chậu , cột sống
- Điều trị sớm các bệnh lý cột sống , bệnh lý đĩa đệm
- Điều trị sớm các bệnh lý thần kinh tiểu đường , hay các rối loạn điện giải .
Cách điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả
Nguyên tắc điều trị đau thần kinh tọa:
- Điều trị theo nguyên nhân (thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng)
- Giảm đau và phục hồi vận động nhanh.
- Điều trị nội khoa với những trường hợp nhẹ và vừa.
- Can thiệp ngoại khoa khi có những biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác.
- Đau thần kinh tọa do nguyên nhân ác tính: điều trị giải ép cột sống kết hợp điều trị chuyên khoa.
Điều trị nội khoa
- Chế độ nghỉ ngơi: nằm giường cứng, tránh các động tác mạnh đột ngột, mang vác nặng, đứng, ngồi quá lâu.
- Thuốc giảm đau, tùy mức độ đau mà sử dụng một hoặc phối hợp các thuốc giảm đau sau đây: paracetamol, NSAID, cần lưu ý các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa, tim, gan, thận. Xem xét phối hợp với thuốc bảo vệ dạ dày và thuốc giảm tiết acid để giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng.
- Trong trường hợp đau nhiều có thể cần phải dùng đến các chế phẩm thuốc phiện như morphin.
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc giảm đau thần kinh
- Các thuốc vitamin nhóm B
- Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng: giảm đau do rễ trong bệnh thần kinh tọa, có thể tiêm dưới hướng dẫn của màn huỳnh quang tăng sáng hoặc CT.
Điều trị vật lý trị liệu
Khi cơn đau cấp tính được cải thiện, bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu có thể thiết kế chương trình phục hồi chức năng để giúp ngăn ngừa chấn thương trong tương lai. Điều này thường bao gồm các bài tập để điều chỉnh tư thế của bạn, tăng cường cơ bắp hỗ trợ lưng và cải thiện tính linh hoạt
- Mát xa liệu pháp.
- Thể dục trị liệu: những bài tập kéo giãn cột sống, xà đơn treo người nhẹ. bơi, một số bài tập cơ lưng giúp tăng cường sức mạnh cột sống.
- Đeo đai lưng hỗ trợ nhằm tránh quá tải trên đĩa đệm cột sống.
Điều trị ngoại khoa
Chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại hoặc những trường hợp có chèn ép nặng (hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống, liệt chi dưới…), teo cơ. Tùy theo tình trạng thoát vị, trượt đốt sống hoặc u chèn ép cũng như điều kiện kỹ thuật cho phép mà sử dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau (nội soi, sóng cao tần, vi phẫu hoặc mổ hở, làm vững cột sống). Hai phương pháp phẫu thuật thường sử dụng:
- Phẫu thuật lấy nhân đệm: cắt bỏ một phần nhỏ đĩa đệm thoát vị gây chèn ép thần kinh. Chỉ định sau khi điều trị đau 03 tháng không kết quả. Trường hợp bệnh nhân đã có biến chứng hạn chế vận động và rối loạn cảm giác nặng, cần phẫu thuật sớm hơn.
- Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống: chỉ định đối với đau thần kinh tọa do hẹp ống sống, phương pháp này làm cột sống mất vững và dễ tái phát.
Trường hợp trượt đốt sống gây chèn ép thần kinh nặng: cố định bằng phương pháp làm cứng đốt sống, nẹp vít cột sống.
Điều trị hỗ trợ
- Chườm lạnh: ban đầu, có thể được cứu trợ từ một túi lạnh đặt trên vùng đau đến 20 phút vài lần một ngày. Sử dụng một túi nước đá được bọc trong một chiếc khăn sạch.
- Chườm nóng: sau hai đến ba ngày, áp dụng nhiệt cho các khu vực bị tổn thương. Sử dụng túi chườm nóng, đèn nhiệt hoặc miếng sưởi ở cài đặt thấp nhất. Nếu tiếp tục bị đau, hãy thử xen kẽ túi chườm ấm và lạnh.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG MỸ SÀI GÒN: Hỗ trợ tư vấn miễn phí từ 7 - 20 giờ mỗi ngày (thứ 2- thứ 7) sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc xung quanh căn bệnh này.
Tham khảo thêm gói khám :