BỆNH CHÓNG MẶT KÉO DÀI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Bệnh chóng mặt là căn bệnh khá phổ biến mà hầu như ai cũng đã từng một lần gặp qua. Riêng đối với những cơn chóng mặt thường xuyên với những biểu hiện và diễn biến lâu dài thì rất có thể đó là triệu chứng, hội chứng hoặc một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Cần tìm hiểu xem nguyên nhân chóng mặt kéo dài do đâu để có biện pháp khắc phục kịp thời, không gây hại thêm cho sức khỏe.
MỤC LỤC NỘI DUNG
I. Bệnh chóng mặt kéo dài là gì ?
II. Biểu hiện, triệu chứng của bệnh chóng mặt kéo dài ?
III. Nguyên nhân nào gây ra bệnh chóng mặt kéo dài ?
IV. Bệnh chóng mặt kéo dài có nguy hiểm không ?
V. Điều trị bệnh chóng mặt kéo dài như thế nào ?
VI. Điều trị bệnh chóng mặt kéo dài ở đâu ?
I. BỆNH CHÓNG MẶT KÉO DÀI LÀ GÌ ?
Chóng mặt là triệu chứng của rối loạn thăng bằng, do một số nguyên nhân gây nên. Người khi bị chóng mặt sẽ có cảm giác của vận động quay hay cảm giác di chuyển hay quay tròn của bản thân hoặc của đồ vật xung quanh mà bệnh nhân thấy khi ở trạng thái tĩnh hay trạng thái động mà bình thường không có.
Chóng mặt kéo dài thường là biểu hiện của việc mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như: bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, các rối loạn về tâm lý,…Người bệnh cần đi khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
II. BIỂU HIỆN TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH CHÓNG MẶT KÉO DÀI ?
Chóng mặt thường có thể các biểu hiện sau đây:
♦ Xuất hiện đột nhiên hay có triệu chứng mệt, mất ngủ báo trước
♦ Cảm giác say sẩm quay xung quanh .
♦ Mất thăng bằng khi đi lại hay thay đổi tư thế .
♦ Thường kèm huyết áp thấp hay tăng huyết áp .
♦ Có thể kèm các bệnh lý phối hợp
III. NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA BỆNH CHÓNG MẶT KÉO DÀI ?
Bệnh chóng mặt gây ra bởi các bệnh lý liên quan đến tai (tai ngoài, tai giữa, tai trong, hệ thần kinh thăng bằng), các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, nội khoa,suy chức năng tiền đình , mắt, nội tiết, thận, chuyển hóa, dị ứng,…hoặc các trạng thái chung của thể trạng, các bệnh viêm nhiễm nói chung.
♦ Các bệnh lý về tai: các bệnh lý ở tai có thể gây chóng mặt như: nhọt ống tai, nút ráy trong tai nở ra khi gặp nước kích thích ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp tính, viêm tai dị ứng, viêm tai mạn tính, u thần kinh thính giác, bệnh Meniere,…
♦ Các bệnh liên quan đến thần kinh: bệnh viêm thần kinh tiền đình: đây là bệnh do virus gây nên với nhiều triệu chứng và dấu hiệu nguy hiểm như chóng mặt cấp độ cao, kéo dài trong vài ngày, nôn mửa kèm buồn nôn.
♦ Tác dụng phụ khi dùng thuốc: những loại thuốc có tác dụng gây chóng mặt khi sử dụng như: thuốc chống tăng huyết áp, điều trị trầm cảm, lợi tiểu,…một số thuốc kháng sinh như streptomycin, kanamycin, gentamycin…Khi dùng thuốc trong thời gian dài cần thông báo lại với bác sĩ mức độ chóng mặt.
♦ Suy chức năng tiền đình : đây là một bệnh lý chóng mặt dài dai dẳng ,kéo dài , kém đáp ứng điều trị .
♦ Các nguyên nhân khác: các nguyên nhân như thiểu năng ôxy não, thiếu máu não do tổn thương tuần hoàn, hạ huyết áp, tăng huyết áp, các bệnh về tim mạch,…
IV. BỆNH CHÓNG MẶT KÉO DÀI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ?
Chóng mặt kéo dài có thể làm tăng nguy cơ té ngã và làm bị thương bản thân. Chóng mặt trong khi lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng có thể tăng khả năng tai nạn. Cũng có thể gặp hậu quả lâu dài nếu tình trạng sức khỏe hiện tại mà có thể gây chóng mặt không được điều trị.
Những người mắc triệu chứng chóng mặt, hoa mắt không chỉ là dấu hiệu cảnh báo chứng thiếu máu lên não hoặc do huyết áp như nhiều người vẫn nghĩ mà nó còn liên quan đến các chứng bệnh về tim mạch, bệnh về thần kinh não bộ như rối loạn tiền đình, suy giảm trí nhớ, đau đầu, trầm cảm, mất ngủ…. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên mà không có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời chắc chắn người bệnh sẽ rất dễ mắc các biến chứng như choáng, ngất thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng của họ.
V. ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÓNG MẶT KÉO DÀI NHƯ THẾ NÀO ?
Chóng mặt với nguyên nhân cụ thể sẽ có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu như nguyên nhân gây ra chóng mặt là do rối loạn tiền đình (chóng mặt kịch phát lành tính) thì bạn có thể bị tái diễn bệnh, trường hợp này bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Một số biện pháp hỗ trợ điều trị chóng mặt do nguyên nhân này như các bài tập thích nghi tiền đình, thuốc hỗ trợ phục hồi tiền đình. Khi cơn chóng mặt xảy ra, bạn nên nằm nghỉ ở tư thế thoải mái nhất, tránh đi lại vì có thể dẫn đến té ngã. Khi bệnh tái phát, cơn chóng mặt có thể tự hết sau vài ngày. Thuốc có thể làm bệnh cải thiện nhanh hơn. Các phương pháp như sống lành mạnh, tập thể thao và hạn chế căng thẳng có thể phần nào giúp giảm tần suất tái phát bệnh.
VI. ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÓNG MẶT KÉO DÀI Ở ĐÂU ?
Phòng khám đa khoa Hoàng Mỹ Sài Gòn địa chỉ khám chữa bệnh đáng tin cậy, thủ tục nhanh chóng, tiện lợi và chính xác. Nhân viên tư vấn nhiệt tình, chuyên nghiệp, đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại mang đến sự an tâm và hài lòng đến khách hàng. Nếu bạn có thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi bằng các cách dưới đây: