Nắng nóng kéo dài nguy cơ đột quỵ tăng cao

Lượt xem: 837


Nắng nóng kéo dài cả nước khiến số ca đột quỵ tăng cao các bệnh viện bắt đầu dấu hiệu quá tải, bộ y tế đã đưa ra lời cảnh báo. Với đà nắng nóng còn tiếp tục, đột qụy đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người đặc biệt là người lớn tuổi, trẻ nhỏ và người làm việc ngoài trời. 

Nóng nắng và đột quỵ

Đột quỵ là căn bệnh gây tử vong đứng thứ 2 sau tim mạch. Đây là căn bệnh không còn lạ lẫm gì ở Việt Nam và hiện đang có xu hướng trẻ hóa người mắc bệnh. Có đến 80% người mắc đột quỵ là do tắc mạc máu não bởi cục máu đông gây ra và 20% còn lại là do xuất huyết não.

Với tình hình nắng nóng khắp cả nước lên tới 40 độ C, sự mất nước thông qua việc đổ mồ hôi của cơ thể khiến các mạch máu có khuynh hướng trở nên lồi lõm, độ kết dính trong máu tăng cao dễ dẫn đến khả năng xuất hiện các cục máu đông – nguyên nhân chủ yếu gây ra tử vong vì đột quỵ. Đặc biệt đáng lưu ý, nguy cơ tử vong do nhồi máu não của người cao tuổi ở mức nhiệt độ 32°C trở lên tăng cao hơn nhiều so với mức nhiệt độ 27-29°C chưa cần nói đến tình trạng nóng nắng kéo dài như hiện nay.

Đột quỵ do nắng nóng là tình trạng thân nhiệt trung tâm cao trên 40 độ C, da nóng, khô kèm theo các rối loạn về thần kinh trung ương như run cơ, co giật và thậm chí có thể hôn mê.

Đối tượng dễ đột quỵ khi nắng nóng

Nắng nóng kéo dài nguy cơ đột quỵ tăng cao, ai cũng có thể bị đột quỵ song các đối tượng dưới đây nguy cơ đột quỵ xảy ra cao hơn cả đó là:

Dấu hiệu cảnh báo tiền đột quỵ

Các dấu hiệu sau đều cảnh báo nguy cơ xảy ra đột quỵ:

Xử lý khi gặp người đột quỵ do nắng nóng

Khi bắt gặp người có các triệu chứng đột quỵ do nắng, ngay lập tức hãy gọi cấp cứu 115, nếu gần bệnh viện hãy chuyển người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức. Trong lúc chờ đợi xe cấp cứu hãy đưa bệnh nhân vào nơi râm mát cởi bỏ bớt quần áo. Nếu có điều kiện hãy:

Cách phòng đột quỵ khi trời nắng nóng

Để phòng chống đột quỵ khi nắng nóng kéo dài hãy lưu ý những điều sau:

  • Người cao tuổi, trẻ nhỏ nên hạn chế ra ngoài trời đặc biệt là trong các giờ nắng cao điểm: 8h sáng – 5h chiều
  • Người ngồi trong điều hòa nên khống chế nhiệt độ khoảng 27 độ C và không nên để chênh lệch giữ trong phòng điều hòa và ngoài phòng quá cao.
  • Không nên đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian vài phút để thích ứng với nhiệt độ ngoài trời
  • Uống đủ nước, không khát cũng phải uống đủ nước. Có thể thay nước lọc bằng nước ép trái cây rau củ quả. Lượng nước cần bổ sung từ 1,5- 2lít nước cho cơ thể mỗi ngày. Nếu phải tập luyện nên uống 1 cốc nước trước khi tập và cứ sau 20 phút vận  đông mạnh nên bổ sung nước 1 lần.
  • Đi ra ngoài trời cần mặc quần áo nhẹ rộng màu sáng dài tay, đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang kính đầy đủ. Bôi kem chống nắng trước 30 phút.
  • Hạn chế ra ngoài khi nắng nóng.
  • Không sử dụng rượu bia hoặc cà phê bởi các chất cồn và caffein sẽ làm bạn bị mất nước nhiều hơn, làm bạn dễ bị đột quỵ do nắng nóng hơn.
  • Kiểm soát lượng nước tiểu của bạn khi thời tiết nắng nóng. Nếu nước tiểu bỗng nhiên sẫm màu hơn bình thường, chứng tỏ bạn đang bị thiếu nước. Hãy bổ sung ngay nước cho cơ thể.
  • Không hút thuốc lá
  • Cải thiện môi trường làm việc: thông gió, thông khí đảm bảo; không làm việc hoặc có những hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi.
  • Đảm bảo ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng tăng cường rau xanh và hoa quả tươi.
 
 
Lưu

Share

Tin tức liên quan

Khám sức khỏe định kỳ tại Viện Kiểm Sát

Khám sức khỏe định Kỳ tại hệ thống Trường Việt Mỹ VASS khám...

Khám sức khỏe định kỳ tại hệ thống trường Việt Mỹ Vass

Với kinh nghiệm 13 năm đào tạo song ngữ ở tất cả các cấp học

Khám sức khỏe cty Mercedes-Benz Việt Nam Haxaco

Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) và nhà phân phối ủy quyền

Dấu hiệu thường gặp khi nhiễm Sán Chó

Bệnh sán chó xảy ra ở người khi nhiễm phải ấu trùng giun...

Tổng hợp các đánh giá của khách hàng trong tuần cuối tháng 11/2022

Tổng hợp những đánh giá của khác hàng trong tuần...