Một lọ thuốc miễn dịch chữa ung thư giá 62 triệu có tác dụng ra sao?

Lượt xem: 794


Theo Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, liệu pháp miễn dịch chỉ sử dụng được đối với bệnh nhân có chốt kiểm dịch. Người dùng liệu pháp này cũng có thể gặp tác dụng phụ.

62 triệu đồng một lọ thuốc miễn dịch chữa ung thư 

Từ cuối năm 2017, liệu pháp điều trị ung thư bằng miễn dịch đã được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cấp visa lưu hành thuốc điều trị cho bệnh nhân ung thư hắc tố melanoma tiến triển (không thể cắt bỏ hoặc đã di căn), ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư bàng quang, đầu cổ, ung thư họng, ung thư hạch… 

Trước đó vào năm 2011, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) của Mỹ công nhận loại thuốc miễn dịch đầu tiên điều trị ung thư hắc tố melanoma.

Những năm sau, 2013, 2015, 2016 đều công nhận các thuốc miễn dịch điều trị ung thư phổi và thận, Hodgkin lymphoma, bàng quang được đưa vào sử dụng. Nhiều loại thuốc miễn dịch khác đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối trước khi ứng dụng.

Tại Việt Nam, thuốc có giá khoảng 62 triệu đồng/lọ thuốc. Liệu pháp miễn dịch chữa ung thư hiện được áp dụng tại các bệnh viện Ung bướu TP HCM, BV. K Hà Nội, BV. Chợ Rẫy, BV. Bình Dân TP HCM... Còn tại Mỹ người ta ghi nhận một liệu trình điều trị miễn dịch trong 1 số bệnh có thể chỉ định tốn cả 100 nghìn USD.

Theo GS Chấn Hùng - Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, không phải người bệnh nào cũng có đủ điều kiện dùng.

"Người bệnh ung thư cần phải biết về liệu pháp miễn dịch để không quá lạc quan về việc liệu pháp này có thể điều trị cho mọi người bệnh ung thư", ông chia sẻ thêm. 

Liệu pháp điều trị ung thư bằng miễn dịch đã được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cấp visa lưu hành thuốc điều trị cho bệnh nhân ung thư hắc tố melanoma

Ai là người được dùng thuốc miễn dịch chứa ung thư? 

Theo GS Chấn Hùng, các phương pháp điều trị ung thư đang sử dụng hiện nay vẫn là phẫu thuật, xạ trị, hoá trị và nhắm đích. Cả trăm năm nay điều trị ung thư vẫn là phẫu thuật, thuốc là hoá trị bổ sung cho phẫu thuật, một số ung thư huyết học vẫn sử dụng hoá trị. Ngoài ra, xạ trị dùng tia phóng xạ để điều trị. Hiện nay máy móc hiện đại nên các tia xạ điều trị hiện quả và các phương pháp đều hỗ trợ nhau. 

Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng lưu ý phương pháp này không thể sử dụng cho tất cả bệnh nhân ung thư. "Liệu pháp này thường áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư không thể điều trị, giai đoạn muộn, di căn mà phương pháp mổ, xạ trị, hoá trị đã không còn hiệu quả. Người bệnh có thể kéo dài sự sống nhờ dùng thuốc này", giáo sư Hùng nói. 

Liệu pháp miễn dịch chỉ sử dụng được đối với bệnh nhân có chốt kiểm dịch, không phải ai cũng có thể dùng. Nếu người bệnh không có chốt kiểm thì không thể dùng thuốc. 

Ngoài ra, ông cũng cho biết thêm: "Người bệnh cần phải trải qua một số xét nghiệm để xác định có chốt kiểm soát miễn dịch hay không thì mới sử dụng được liệu pháp miễn dịch". 

Giáo sư Hùng khuyến cáo, người bệnh đủ điều kiện dùng liệu pháp miễn dịch này cũng có thể bị tác dụng phụ của thuốc. Ví dụ người bệnh bị rối loạn hệ miễn dịch thì dùng loại này một mặt đánh vào tế bào ung thư nhưng một mặt ảnh hưởng cơ thể, khiến hệ miễn dịch bị xáo trộn. 

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư giành Giải Nobel Y học và Sinh lý học 2018

 

Tác giả của công trình này là 2 nhà khoa học danh tiếng là GS Tasuku Honjo (76 tuổi, ĐH Kyoto, Nhật Bản) - người phát hiện ra PD1 và GS James P. Allison (70 tuổi, ĐH Texas, Mỹ) - người phát hiện ra chất CTLA4 nằm trong tế bào ung thư. 

Cả 2 yếu tố trên đều là tác nhân điều biến miễn dịch và có vai trò quan trọng trong bệnh học ung thư. Kháng thể kháng PD1 và kháng thể kháng CTLA4 đã chính thức trở thành thuốc điều trị ung thư mới nhất trên thế giới. Các thuốc trên có vai trò hoạt hóa và kéo dài tuổi thọ của các tế bào miễn dịch đặc hiệu để các tế bào này có thể nhận diện và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Cả GS Tasuku Honjo và GS James P. Allison đều tìm ra lý do vì sao tế bào ung thư lại “trốn thoát” khỏi sự tiêu diệt của các tế bào miễn dịch. Trong đó, GS Honjo phát hiện ra thụ thể PD-1, GS Allison phát hiện ra thụ thể CLTA-4.

Khi tiếp xúc với tế bào miễn dịch, tế bào ung thư làm bất hoạt 2 thụ thể nói trên khiến tế bào miễn dịch không nhận ra tế bào ung thư. Nhờ phát minh của 2 giáo sư, ngành dược đã sản xuất ra kháng thể kháng lại 2 thụ thể PD-1 và CLTA-4, giúp tế bào miễn dịch nhận ra tế bào ung thư để tiêu diệt đích.

Phương pháp này đã được thế giới áp dụng và được coi là phương pháp chính thức để điều trị ung thư và đã có hướng dẫn cụ thể.

Giáo sư Chấn Hùng đánh giá: "Đây là tin mừng cho người bệnh ung thư. Con người đang có một bước nhảy lớn trong công cuộc chăm sóc người bệnh ung thư. 

Thành công của liệu pháp miễn dịch mở ra nhiều hy vọng mới, giúp kho vũ khí điều trị ung thư ngày càng phong phú, với nhiều gam màu tươi sáng hơn. Mỗi bệnh nhân sẽ có những chỉ định phù hợp, lựa chọn phối hợp với những phương pháp trước đây như phẫu trị, hóa trị, xạ trị, nội tiết, nhắm trúng đích... để có kết quả tốt nhất.

Liệu pháp miễn dịch là sử dụng tế bào thường chỉ đang đầu tư thử nghiệm và sử dụng trong ung thư huyết học nhiều hơn. Các ung thư khác vẫn đang thử và với ung thư vú, liệu pháp này vẫn chưa có kết quả rõ ràng.

Miễn dịch thì có thể là tế bào hay vắc xin. Một số miễn dịch là chốt chặn tế bào ung thư được áp dụng trong ung thư như ung thư phổi, ung thư bàng quang đang nổi nhất. Tại Việt Nam ung thư phổi không thể bào nhỏ, ung thư da đã được ứng dụng ở Việt Nam khoảng 3 – 4 năm trở lại đây.

 

Share

Tin tức liên quan

Khám sức khỏe định kỳ tại Viện Kiểm Sát

Khám sức khỏe định Kỳ tại hệ thống Trường Việt Mỹ VASS khám...

Khám sức khỏe định kỳ tại hệ thống trường Việt Mỹ Vass

Với kinh nghiệm 13 năm đào tạo song ngữ ở tất cả các cấp học

Khám sức khỏe cty Mercedes-Benz Việt Nam Haxaco

Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) và nhà phân phối ủy quyền

Dấu hiệu thường gặp khi nhiễm Sán Chó

Bệnh sán chó xảy ra ở người khi nhiễm phải ấu trùng giun...

Tổng hợp các đánh giá của khách hàng trong tuần cuối tháng 11/2022

Tổng hợp những đánh giá của khác hàng trong tuần...