Cách kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 khi đang bị ốm

Lượt xem: 540


Một khi bạn đã mắc bệnh tiểu đường typ 2, thì bạn sẽ phải kiểm soát và đối mặt với bệnh hàng ngày, không có một ngày nào ngơi nghỉ, kể cả vào những ngày bạn bị cảm lạnh hoặc cúm.

Trên thực tế, khi bạn bị ốm, bạn cần đặc biệt thận trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường của mình. Nguyên nhân là vì, một cơn cảm lạnh, viêm xoang hoặc bị cúm cũng có thể sẽ khiến cơ thể bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, khiến cơ thể giải phóng ra các hormone chống lại stress. Nhưng các hormone này cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể.

 

 

Ảnh minh họa: Internet

Nhiễm trùng, đặc biệt là các trường hợp nhiễm trùng nặng, có thể dẫn đến các biến chứng về tiểu đường. Biến chứng nguy hiểm nhất (mặc dù biến chứng này rất hiếm gặp với người bệnh tiểu đường typ 2) là nhiễm xeton axit do tiểu đường. Biến chứng này có thể dẫn đến tình trạng hôn mê do tiểu đường. Nhiễm trùng là một tình trạng căng thẳng của chuyển hóa và có thể làm tăng lượng đường huyết của cơ thể. Rất khó để biết được cơ thể bạn sẽ đáp ứng với mỗi tình trạng nhiễm trùng khác nhau như thế nào.

Bị ốm cũng có thể sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, thay đổi thói quen ăn uống, ngủ quá nhiều và quên không ghi chép lại lượng đường huyết – tất cả những thay đổi này đều có thể khiến cho việc kiểm soát đường huyết trong những ngày bạn bị ốm trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện một số biện pháp dự phòng để chuẩn bị trước khi đợt cúm hoặc cảm lạnh tiếp theo ập tới, ví dụ như: trao đổi với bác sỹ về kế hoạch điều trị tiểu đường trong những ngày bị ốm. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), kế hoạch điều trị này nên vạch ra một số điều cần lưu ý cụ thể khi bạn ốm như sau:
 

- Khi bạn ốm, bao lâu bạn nên kiểm tra đường huyết một lần
 
- Nên làm gì khi đường huyết tăng cao khi ốm
 
- Khi nào nên kiểm tra lượng xeton
 
- Nên uống loại thuốc nào
 
- Chế độ ăn uống khi bị ốm là như thế nào
 
- Và khi nào nên gọi bác sỹ
 

Bạn nên viết lại kế hoạch này của mình ra giấy, và viết cả thông tin liên lạc của bác sỹ vào đó và đảm bảo rằng, những người thân sống cùng bạn cũng biết đến kế hoạch này và có thể giúp đỡ bạn trong trường hợp cần thiết.

Có rất nhiều điều bạn nên làm (hoặc không nên làm) để giúp bạn kiểm soát được bệnh tiểu đường trong trường hợp bạn bị ốm:

Nên: Uống nhiều nước

Nước rất cần thiết cho những người đang bị ốm, đặc biệt là nếu bạn bị tiêu chảy và nôn mửa nhiều bởi có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Những người bị tiểu đường nên cố gắng uống nhiều nước hơn, bởi tăng đường huyết sẽ khiến bạn tiểu nhiều hơn, và sẽ làm tăng thêm nguy cơ mất nước khi đang bị ốm. Bạn nên lựa chọn nước lọc hoặc các loại đồ uống thể thao không đường để có thể thay thế được lượng điện giải và lượng dịch bị mất.

Không nên: Bỏ thuốc hoặc dùng tăng gấp đôi liều thuốc

Các bác sỹ đặc biệt nhấn mạnh rằng, bạn không nên cố gắng tự điều chỉnh liều thuốc tiểu đường hoặc insulin mà không có sự chỉ định của bác sỹ. Nếu việc này không nằm trong kế hoạc mà bạn đã vạch ra từ trước, hãy liên lạc với bác sỹ để xem bạn nên làm gì trong trường hợp đường huyết của bạn hạ xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao khi bị ốm.

Nên: Kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên

Khi bạn bị ốm, bạn sẽ cần kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên hơn. Nếu lượng đường huyết của bạn tăng vọt lên hơn 300 mg/dL, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cao rằng bạn nên kiểm tra xeton bằng việc xét nghiệm nước tiểu.

Nên: Uống các loại thuốc cảm dành cho người bệnh tiểu đường.

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị rằng, bạn nên hỏi dược sỹ để tìm ra một số loại thuốc cảm không cần kê đơn phù hợp với người bệnh tiểu đường, nếu bác sỹ điều trị không khuyến nghị loại thuốc nào tốt nhất cho bạn. Bạn nên sử dụng các loại siro ho không có đường và nên ý thức được rằng, các loại thuốc chống ngạt mũi có thể ảnh hưởng đến cả lượng đường huyết và huyết áp của bạn.

Không nên: Lờ đi các triệu chứng có thể là trường hợp cấp cứu của bệnh tiểu đường

Kế hoạch điều trị trong những ngày ốm của bạn nên vạch ra rõ ràng khi nào bạn nên gọi bác sỹ, bởi một số triệu chứng có thể là dấu hiệu cảnh báo một trường hợp cấp cứu vì tiểu đường. Những dấu hiệu này bao gồm:
 

- Lượng đường huyết tăn cao trên 240 mg/dL
 
- Nước tiểu có xeton ở mức độ trung bình hoặc lớn
 
- Thường xuyên tiểu tiện
 
- Khô miêng, khát nước
 
- Nôn mửa kéo dài trên 6 tiếng
 
- Đau bụng
 
- Lú lẫn
 
- Mất ý thức
 

Kể cả khi những dấu hiệu trên chưa xuất hiện, thì bạn cũng nên gọi bác sỹ nếu bạn cảm thấy không chắc chắn về loại thuốc mà bạn đang dùng hoặc không biết tự chăm sóc bản thân mình như thế nào khi bị ốm.

Nên: Ăn nhiều bữa nhỏ

Ăn nhiều bữa nhỏ có thể sẽ là một lựa chọn lý tưởng nếu bạn cảm thấy bụng mình bị khó chịu, ví dụ như ăn súp, bánh quy giòn, sốt táo và gelatin. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo rằng bạn nên bổ sung khoảng 50g carbohydrae mỗi 3-4 tiếng và ốc gắng duy trì lượng calo nạp vào bình thường hàng ngày trong những ngày bị ốm. Nếu bạn không ăn được các thức ăn dạng rắng, hãy thử các loại kem làm từ trái cây đông lạnh, nước hầm xương, bánh pudding hoặc các loại nước ép trái cây.

Nên: Ghi lại các kết quả kiểm tra của bạn

Bạn nên ghi chép lại các kế quả kiểm tra đường huyết của mình, ghi chép lại thời gian bạn uống thuốc, thời gian bạn ăn và những loại thựcphẩm bạn đã ăn, những triệu chứng mới xuất hiện, bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, sốt hoặc đau bụng. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ cũng khuyến nghị rằng bạn nên ghi chép lại cân nặng của mình nếu bạn bị ốm trong nhiều ngày.

Không nên: Không quan tâm đến bản thân mình
 

Mặc dù việc này có thể sẽ khiến bạn cảm thấy mình yếu đuối, nhưng khi bị ốm, không nên ở một mình. Đến gặp bác sỹ đồng nghĩa với việc bạn sẽ được kê các loại thuốc điều trị cúm hoặc kháng sinh sớm nhất, do vậy, đừng ngần ngại mà hãy đi khám ngay khi có thể.

Share

Tin tức liên quan

Khám sức khỏe định kỳ tại Viện Kiểm Sát

Khám sức khỏe định Kỳ tại hệ thống Trường Việt Mỹ VASS khám...

Khám sức khỏe định kỳ tại hệ thống trường Việt Mỹ Vass

Với kinh nghiệm 13 năm đào tạo song ngữ ở tất cả các cấp học

Khám sức khỏe cty Mercedes-Benz Việt Nam Haxaco

Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) và nhà phân phối ủy quyền

Dấu hiệu thường gặp khi nhiễm Sán Chó

Bệnh sán chó xảy ra ở người khi nhiễm phải ấu trùng giun...

Tổng hợp các đánh giá của khách hàng trong tuần cuối tháng 11/2022

Tổng hợp những đánh giá của khác hàng trong tuần...