Cách bảo vệ da tốt nhất trong mùa lạnh

Lượt xem: 679


Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, miền Trung đang trải qua thời tiết hanh, khô, nhiệt độ chênh lệch giữa sáng - ngày - đêm lên tới 10oC. Da là bộ phận ảnh hưởng rõ nhất của tình trạng thời tiết này, như: Da khô, ngứa, bong mảng trắng, chân tay nứt kẽ… Vì sao lại có hiện tượng này? Cần làm gì để thoát khỏi tình trạng đó? 

Cứ tắm xong, da lại như kiến châm, ngứa ngáy?

Trong mùa đông và mùa thu, khi độ ẩm không khí thấp, lượng hơi nước bốc hơi qua da nhiều. Sinh lý con người bình thường có lớp Lipid trên da làm ngăn chặn sự mất hơi nước, nhưng ở một số đối tượng như: Người khô da, viêm da cơ địa thì lớp này bị ảnh hưởng nên mất nước nhiều hơn.

Cũng trong mùa lạnh, khí hậu khô, khi đi làm chúng ta lại ngồi trong phòng có điều hoà nhiệt độ làm độ ẩm không khí càng giảm đi, tăng mất nước qua da nên càng khô da hơn. Các lớp tế bào trên da mất đi, tạo thành mảng da như da rắn, mỏng, khi lấy móng tay gãi, cạy thì “đọng” lại vết móng tay với đường xước gờ nổi lên. Ngoài ra, tế bào chết bong tróc hình thành một hiện tượng chúng ta thường thấy là từng mảng trắng, bụi trắng bám vào áo, quần.

 

Thời gian “vàng” để cấp ẩm cho da là 3 phút sau tắm

Vào mùa lạnh, chúng ta vẫn có thể tắm bằng bồn ngâm, với nước tắm nóng vừa phải không nên ngâm quá 10-15 phút làm hơi nước bốc hơi qua da nhiều. Đặc biệt, quan trọng nhất là sử dụng kem dưỡng ẩm mùa lạnh, thích hợp trong vòng 3 phút sau tắm, cần thoa kem dưỡng toàn thân để tạo lớp bảo vệ giúp da không mất nước

Một việc làm khác không thể thiếu là ngoài ăn nhiều rau xanh, củ quả… thì mùa lạnh vẫn nên uống đủ nước. Vào mùa lạnh, mọi người thường cảm giác không khát nhưng vẫn cần đủ 2 lít nước/ngày để trao đổi chất đủ hàng ngày, tế bào trên da cũng được cấp đủ nước.

 

Vì sao chân phù, cước?

Chân phù, cước thường hay gặp ở đầu cực đầu chi, mũi, tai do không khí quá lạnh làm mao mạch dưới da co thắt lại làm giảm tưới máu vùng đầu cực. Việc tưới máu do tim đảm nhiệm. Tim khi co bóp đẩy máu ra xa, nếu lòng mạch được thoáng thì máu đẩy đến xa nhất, nhưng khi thời tiết lạnh quá, mạch máu co thắt lại thì máu không đến được vùng đó, làm rối loạn vận mạch khu vực này, gây ra triệu chứng khi chúng ta sờ vào thấy lạnh, tím tái, trắng bệch.

Hiện tượng này xử lý đơn giản là cần giữ ấm, đi tất giày thường xuyên, đi giày ấm, găng tay, che mũi, tai, không xảy ra hiện tượng cước. Những bệnh nhân bị một số bệnh lý mạch máu, bản chất họ đã bị xơ cứng mạch máu, hay co thắt mạch máu trước đó… thường càng phải ủ ấm chân tay tốt hơn, dùng thêm thuốc vận mạch để cung cấp máu tốt. Phù cước lâu ngày sẽ ảnh hưởng chức năng vận động và cảm giác của đầu ngón tay, ngón chân.

 

Da nứt toác mùa lạnh, do đâu?

Nứt nẻ mùa đông cũng là hiện tượng do chúng ta không giữ ấm, không cấp ẩm đủ bề mặt da. Sau khi hiện tượng phù cước thoái lui, bề mặt da lại bị bong tróc, vùng da bị căng cứng, thiểu dưỡng nên sau đó có hiện tượng nứt kẽ, hoặc các kẽ da bị khô quá.

Điều cần làm là phải giữ ấm tốt, nếu làm việc với nước nhiều cần đi găng tay. Cùng đó, luôn dùng kem dưỡng da liên tục.

 

 

 

 

Share

Tin tức liên quan

Khám sức khỏe định kỳ tại Viện Kiểm Sát

Khám sức khỏe định Kỳ tại hệ thống Trường Việt Mỹ VASS khám...

Khám sức khỏe định kỳ tại hệ thống trường Việt Mỹ Vass

Với kinh nghiệm 13 năm đào tạo song ngữ ở tất cả các cấp học

Khám sức khỏe cty Mercedes-Benz Việt Nam Haxaco

Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) và nhà phân phối ủy quyền

Dấu hiệu thường gặp khi nhiễm Sán Chó

Bệnh sán chó xảy ra ở người khi nhiễm phải ấu trùng giun...

Tổng hợp các đánh giá của khách hàng trong tuần cuối tháng 11/2022

Tổng hợp những đánh giá của khác hàng trong tuần...